Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi kiến thức liên quan đến chất thải nguy hại.
1. Xỉ than có phải là chất thải nguy hại?
Xỉ than là chất thải trong quá trình đốt than đá tại các nhà máy nhiệt điện. Hằng năm, khối lượng xỉ than thải ra môi trường khá cao. Trong thành phần xỉ than, người ta tìm thấy rất nhiều kim loại nặng nguy hại. Nếu chúng được thải ra môi trường sẽ tạo nên ô nhiễm nặng, làm biến đổi tính chất của đất, nước, phá hoại sự sống của các sinh vật có lợi,… Không chỉ thế, chúng còn là nguồn gốc của nhiều loại bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng con người.
2. Đối với hình thức tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh là bệnh viện và cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế:
1. Khu vực lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn; có hệ thống thu gom nước thải;
2. Trong khu lưu giữ phải phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số chất thải nguy hại (CTNH) (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư với kích thước phù hợp, dễ nhận biết. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
3. Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.
4. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.
5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.
6. Có vòi nước, dung dịch vệ sinh, khử khuẩn.
3. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại.
- Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
- Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường.
- Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
4. Đối với các cơ sở y tế khác:
1. Vị trí lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có thùng, dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng có nắp đậy kín cho từng loại chất thải phát sinh hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số CTNH (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư với kích thước phù hợp, dễ nhận biết.
2. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.
Nội dung bài viết:
Bình luận