Quy định việc xếp lương các ngạch viên chức

Viên chức là một nhóm đối tượng có số lượng lớn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hiểu đúng và đủ về khái niệm viên chức là điều khá nhiều người chưa nắm rõ. Mã ngạch viên chức là sự phân chia viên chức thành những bậc khác nhau để cơ quan, đơn vị quản lý và đây cũng là căn cứ để tính lương cho viên chức. Trong bài viết này, ACC sẽ trình bày rõ hơn về xếp ngạch viên chức. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.

Xếp Ngạch Viên ChứcXếp ngạch viên chức

1. Viên chức là ai?

Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Trong đó:

  • Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).
  • Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).
  • Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:
    • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
    • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
    • Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được gọi là viên chức.

2. Mã ngạch viên chức là gì?

Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp với họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một số ngành như y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, công nghệ  thông tin...

Cơ quan nhà nước có thể căn cứ vào mã ngạch viên chức để quản lý, xây dựng đội ngũ viên chức đang làm việc tại cơ quan, đơn vị và căn cứ để tiến hành tính tiền lương cho các đối tượng này.

Mỗi ngành nghề thì viên chức được phân ra thành những ngạch khác nhau, cụ thể thì sẽ được chia thành những nhóm sau:

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.

+ Ngạch nhân viên

3. Mức lương cơ sở của viên chức

Dự kiến mỗi năm, mức lương cơ sở đều được điều chỉnh tăng. Đặc biệt, trước đó, dự kiến lương cơ sở năm 2021 cũng được tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta nên tại Nghị quyết số 122/2020/QH14, Quốc hội đã chính thức thông qua đề nghị chưa tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng như dự kiến trước đó.

Do đó, dự kiến, mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng sẽ vẫn được tiếp tục áp dụng đến ngày 01/7/2022 – ngày thực hiện cải cách tiền lương.

4. Cách tính lương viên chức

  • Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = [1.490.000 đồng/tháng] X [Hệ số lương hiện hưởng]
  • Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = [1.490.000 đồng/tháng] X [Hệ số phụ cấp hiện hưởng]

5. Phân loại viên chức

Hiện nay, tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:

  • Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
  • Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp.

Trong khi trước đây, Nghị định 29 năm 2012 lại phân loại viên chức theo vị trí việc làm (viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý) và theo chức danh nghề nghiệp (viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV).

Như vậy, viên chức không còn được phân loại theo vị trí việc làm và các hạng nữa mà thay vào đó là theo chức trách, nhiệm vụ và trình độ đào tạo.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về thay đổi mã ngạch viên chức. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo