Xây Dựng Thương Hiệu Là Gì? Cách Xây Dựng Thương Hiệu?

Một trong những yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp phải nói đến đó là thương hiệu. Tuy nhiên không phải bất kỳ thương hiệu nào cũng thành công. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đã khiến cho việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Xây dựng thương hiệu cụ thể là một trong những bước quan trọng góp phần vào việc tạo nên một thương hiệu mạnh. Vậy xây dựng thương hiệu là gì? Các xây dựng thương hiệu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn để này.
 
Cach Xay Dung Thuong Hieu Trong Thoi Dai Moi

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một thuật ngữ dùng phổ biến trong ngành marketing là tập hợp các hình ảnh, các dấu hiệu về một doanh nghiệp/công ty hoặc là hình ảnh của một sản phẩm, dịch vụ hoặc một nhóm hàng hoá nào đó nhằm giúp mọi người nhận biết được để phân biệt với doanh nghiệp/công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hoá khác. 

2. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là cụm từ thường được nhắc đến trong thị trường ngày nay. Đây là một yếu tố quan trọng cho bất kì doanh nghiệp nào trên con đường phát triển thương hiệu bền vững.
Xây dựng thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược hướng đến khách hàng tiềm năng nhằm giúp khách hàng có những ấn tượng sâu sắc, ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu thành công là khi doanh nghiệp tạo ra được hình ảnh độc đáo và vững chắc trên thị trường.
Hay có thể hiểu, xây dựng thương hiệu là một hoạt động, một phương pháp dành cho doanh nghiệp với mục tiêu tạo dựng tên tuổi, hình ảnh và ký hiệu đặc biệt tạo sự nhận dạng cho doanh nghiệp. Tạo dựng nên thương hiệu có vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển và thành công lâu dài của doanh nghiệp. Đó là xây dựng nên bản sắc, thông điệp kinh doanh, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng. 

3. Xây dựng thương hiệu để làm gì?

Xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với hình ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng
  • Đối với doanh nghiệp
- Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp cho công chúng
- Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (là bản sắc riêng độc đáo nhất của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác)
- Nâng tầm giá trị của doanh nghiệp và vị thế trên thị trường
- Thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp
- Có định hướng cụ thể về hướng phát triển
  • Đối với khách hàng
- Nhanh chóng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp
- Biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó yên tâm sử dụng và trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp
- Giá trị của thương hiệu giúp khách hàng khẳng định được giá trị cá nhân của họ.

4. Các yếu tố cần có để xây dựng thương hiệu?

Để xây dựng được một thương hiệu hoàn chỉnh và thành công, phải lưu ý tới các yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu là gì. Nhìn chung trong quá trình xây dựng thương hiệu, có 5 yếu tố quan trọng cần lưu ý tới đó là: Tên doanh nghiệp và logo doanh nghiệp; Triết lý và thông điệp của doanh nghiệp; xây dựng nền tảng online tốt; luôn chú trọng tới giá trị mà sản phẩm; và truyền thông nội bộ tốt. Cụ thể như sau:
  • Tên và logo của doanh nghiệp
Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần đầu tư để tạo độ nhận diện cho thương hiệu. Tên và logo giúp các khách hàng và đối tác có thể nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng, dễ dàng. 
Khâu thiết kế logo phải được thực hiện theo đúng quy trình tối ưu từ hình ảnh, font chữ đến màu sắc theo đúng tính chất mà thương hiệu muốn hướng đến. Logo của thương hiệu sẽ xuất hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Triết lý và thông điệp của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần có một triết lý và thông điệp nhất quán và cụ thể vì đó là định hướng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi xây dựng triết lý và thông điệp, cần phải xây dựng sao cho khách hàng thấy rõ đặc trưng của thương hiệu, điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
  • Nền tảng online tốt
Trước sự phát triển của internet, mỗi doanh nghiệp cần tạo dựng một nền tảng mạng vững vàng. Đó sẽ là kênh hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình trên môi trường internet, dễ dàng cung cấp thông tin của mình tới khách hàng cũng như quảng bá các sản phẩm, dịch vụ được rộng rãi và dễ dàng hơn.
  • Luôn chú trọng tới giá trị mà sản phẩm đem lại
Chú trọng vào chất lượng sản phẩm là con đường để khách hàng dễ dàng tin tưởng và tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Truyền thông nội bộ tốt
Doanh nghiệp cần phải đưa các nền tảng văn hóa và giá trị của thương hiệu thấm nhuần vào mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Chính đội ngũ nhân viên chính là những người thể hiện và truyền tải triết lý, thông điệp của thương hiệu qua các hoạt động tư vấn chăm sóc khách hàng.

>>>Tìm hiểu chi tiết về: Thủ tục đăng ký thương hiệu qua bài viết!!

5. Kế hoạch xây dựng thương hiệu?

Để xây dựng một thương hiệu thành công cần có thời gian, đội ngũ và tiền bạc. Mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng và triển khai thương hiệu riêng. Nắm rõ các việc cần làm và cách triển khai từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng thương hiệu thành công. Song nhìn chung kế hoạch xây dựng thương hiệu vẫn trải qua các giai đoạn sau:
  • Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu là tập hợp các giải pháp, hướng dẫn, kế hoạch dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược thương hiệu quyết định trực tiếp tới sự thành – bại của chiến dịch xây dựng thương hiệu.
Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu gồm:
- Đánh giá nội bộ doanh nghiệp: xem xét mục tiêu, chiến lược kinh doanh tổng thể, chiến lược thị trường, quan điểm cá nhân.
- Xác định đối tượng mục tiêu: thăm dò ý kiến khách hàng, khảo sát thị trường, mạng xã hội, đối thủ cạnh tranh…
- Nghiên cứu đối tượng: tạo cái nhìn khách quan nhất về thách thức, nhu cầu và động lực của đối tượng mục tiêu. Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đối tượng mục tiêu: cảm nhận, các vấn đề, sự tồn tại của doanh nghiệp…
- Xác định sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh: dựa vào ba tiêu chí: có thật, liên quan đến đối tượng mục tiêu, đã được chứng minh.
- Viết tuyên bố định vị: đảm bảo hai yếu tố: vị trí doanh nghiệp trên thị trường và khát vọng của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh thông điệp phù hợp với các đối tượng khách nhau
- Xử lý các tình huống phức tạp về thương hiệu
  • Giai đoạn 2: Định hình thương hiệu
Hay còn gọi là giai đoạn nhận diện thương hiệu. Là cách mà doanh nghiệp sẽ truyền đạt những thông điệp của mình đến với cộng đồng thông qua hình ảnh, nội dung và trải nghiệp của người dùng trên những nền tảng thông tin. 
Định dạng thương hiệu sẽ bao gồm có tên thương hiệu, logo của doanh nghiệp, màu sắc, font chữ, thiết kế, nội dung quảng bá, chiến dịch quảng bá, bao bì đóng gói, in ấn…
Đây là cách mà doanh nghiệp tạo ra cho mình những nét riêng và đặc biệt so với các thương hiệu đối thủ khác.
Các bước trong giai đoạn này gồm:
- Bản hướng dẫn phong cách và giọng nói thương hiệu
- Bản tóm tắt sáng tạo
  • Giai đoạn 3: Truyền thông thương hiệu
Quảng bá, truyền thông thương hiệu là quá trình liên kế thương hiệu với khách hàng, thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu về các giá trị có trong sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Có hai đối tượng mà doanh nghiệp cần chú trọng tới khí truyền thông thương hiệu:
- Truyền thông nội bộ: giúp các nhân viên có thể hiểu rõ và chính xác về ý nghĩa và định vị thương hiệu của đơn vị mình đang làm việc
- Truyền thông tới công chúng: Có hai cách để doanh nghiệp tiếp thị thương hiệu đến công chúng là: thông cáo báo chí, quay video giới thiệu hoặc giới thiệu từ từ, không phô trương.
 
Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi về Xây dựng thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu? Bên cạnh đó nêu ra các yếu tố quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu vững chắc có thể giúp một doanh nghiệp trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường cạnh tranh.
Mọi thác mắc của Quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng !
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo