Căn cứ phát sinh xác lập quyền tác giả (Cập nhật 2023)

Để có thể bảo vệ được quyền của mình đối với các tác phẩm do mình tự sáng tạo ra, bạn cần hiểu rõ đối tượng của quyền tác giả cũng như căn cứ phát sinh xác lập quyền tác giả. Vậy căn cứ phát sinh quyền tác giả là những căn cứ nào? Có nên đăng ký bảo hộ hay không? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật ACC để hiểu rõ hơn về nội dung này nhé.

xac-lap-quyen-tac-gia

 Xác lập quyền tác giả

1. Xác lập quyền tác giả là gì?

xác lập quyền tác giả là gì? Hiện nay trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 chưa đưa ra một quy định nào giải thích xác lập quyền tác giả là gì mà chỉ đưa ra định nghĩa về các quyền cụ thể.

Quyền tác giả là một trong các quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo vệ. Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 định nghĩa:

“1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu theo khoản 2 Điều 4 Luật này. Đây là một trong các quyền sở hữu trí tuệ được đề cập đến đầu tiên trong toàn bộ văn bản.

Từ những phân tích trên có thể hiểu đơn giản xác lập quyền tác giả là việc thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân, tổ chức là tác giả của một tác phẩm do mình tự sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu thông qua các giao dịch hợp pháp.

2. Căn cứ phát sinh xác lập quyền tác giả 

Vậy quyền tác giả xác lập trên cơ sở nào? Để đảm bảo hướng dẫn thống nhất về sự phát sinh quyền của chủ thể đáp ứng điều kiện đối với tài sản trí tuệ nên pháp luật sở hữu đã có hẳn điều luật riêng nêu căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Luât Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 quy định:

“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

  1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Như vậy, thời điểm xác lập quyền tác giả là từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định như dạng tác phẩm hội họa, kiến trúc, đường nét điều khắc,….

3. Có nên đăng ký bảo hộ xác lập quyền tác giả không?

Pháp luật sở hữu trí tuệ không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ xác lập quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giống các tài sản trí tuệ khác như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp,.. Điều này xuất phát từ lý do tác phẩm có nội dung có thể giống nhau nhưng hình thức thể hiện khác sẽ tạo nên tác phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay rất phổ biến. Đặc biệt, các tác phẩm này chỉ được định hình dưới hình thức nhất định là đã được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký. Như vậy, rất khó để kiểm soát và khó chứng minh liệu anh chị này có phải là tác giả hay là người có quyền đối với tác phẩm đó hay không.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế tranh chấp rủi ro xảy ra chúng ta nên tự chủ động thực hiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả của mình.

4. Thủ tục đăng ký xác lập quyền tác giả thực hiện tại đâu?

Như đã nói trên, căn cứ xác lập quyền tác giả là có tác phẩm và tác phẩm thể hiện dưới dạng mọi người có thể nhìn và đọc được,… tức là được cụ thể hóa ở một hình thức nhất định.

Pháp luật cũng không cấm xác lập quyền tác giả nếu cá nhân có nhu cầu. Do đó, thức hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.

5. Quyền của chủ thể xác lập quyền tác giả

Với chủ thể được xác lập quyền tác giả sẽ được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật này.

Quyền nhân thân bao gồm:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng về căn cứ xác lập quyền tác giả cũng như lý do cần đăng ký bảo hộ dù không bắt buộc, nơi thực hiện đăng ký và các quyền của người xác lập quyền tác giả. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo