Các thông tin liên quan đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khá nhiều văn bản pháp luật. Mỗi bộ luật, nghị định, thông tư lại đề cập đến một vấn đề khác nhau. Điều này khiến cá nhân, tổ chức gặp phải không ít khó khăn trong quá trình tra cứu thông tin, thực hiện thủ tục. ACC thấu hiểu những bất tiện đó, cho nên chúng tôi đã tóm lược một số nội dung quan trọng để mọi người thuận tiện khi tham khảo thông tin.
1. Những kiến thức cơ bản về chuyển nhượng cổ phần
Cổ phần là phần vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Giá trị của mỗi cổ phần sẽ do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Cổ phần được xem như là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể học có tham gia thành lập công ty hay không.
Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020, cổ đông của công ty cổ phần được chia thành 03 loại cổ đông chính, đó là: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Cổ đông sang lập là người ban đầu đứng ra góp vốn thành lập công ty cổ phần, sở hữu cổ phần phổ thông đầu tiên trong công ty cổ phần, khi công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập, các cổ đông phải cùng nhau đăng ký và mua ít nhất 20 % tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần. Cổ đông ưu đãi có các loại sau đây:
- Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ đông phổ thông. Số biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định;
- Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền năm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đã biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông;
- Cổ đông ưu đãi cổ tức: Là cổ đông sở hữu cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn sơ với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm;
- Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Là cổ đông sở hữu cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi;
- Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần sự định chuyển nhượng đó;
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
Quy định về chuyển nhượng cổ phần:
- Loại cổ phần được chuyển nhượng: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng;
- Cổ đông sáng lập: trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau 03 năm đầu, các cổ đông sáng lập công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cả người không phải là cổ đông công ty;
- Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập;
- Cổ đông phổ thông (không phải cổ đông sáng lập) có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác;
- Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, riêng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Như vậy, bản chất của việc mua bán hoặc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ đông là một loại giao dịch dân sự thuần túy. Khi cổ phần của công ty đã được chào bán cho cổ dông thì việc cổ đông dịch chuyển quyền sở hữu cổ phần cho người khác sẽ không được gọi là bán mà được gọi là chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của của công ty cổ phần mà chỉ thay đổi chủ sở hữu số cổ phần đã được chuyển nhượng. Chuyển nhượng cổ phần còn được gọi là chuyển nhượng chứng khoán. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng thì giấy tở hồ sơ pháp lý việc chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng ký hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Việc chuyển nhượng cổ phần được coi là hoàn tất, bên mua chính thức là cổ đông hoặc được xác nhận số cổ phần mới khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau: Có hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ chứng nhận hoàn tất việc thanh toán; và Các thông tin của bên mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông theo đúng quy định.
2. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông thành lập khác. Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;
- Cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác nếu Đại hội đồng cổ đông chấp nhận;
- Cổ đông là các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần biểu quyết không được tặng, bán cổ phần cho người khác.
3. Xác định giá chuyển nhượng cổ phần
- Các bên có quyền tự thảo thuận giá chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên cần lưu ý căn cứ theo quy định của pháp luật, giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng;
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có quy định giá ban hoặc giá bán trên hợp đòng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.
Lưu ý: Dù giá chuyển nhượng là 0 đồng thì bên chuyển nhượng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân vì hợp đồng chuyển nhượng được đánh giá là hợp đồng tặng cho tài sản. Đối với thừa kế, quà tặng là phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp. Thuế suất áp dụng là 10%.
Nội dung bài viết:
Bình luận