1. Một số sai sót về tố tụng dẫn đến bản án, quyết định kinh doanh, thương mại bị hủy, sửa
- Xác định không đúng tư cách tố tụng của đương sự
Đối với các hợp đồng, thỏa thuận do ki nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện, nhiều trường hợp Tòa án xác định ki nhánh, phòng giao dịch là đương sự trong vụ án. Trường hợp khác, đối với hợp đồng, thỏa thuận do doanh nghiệp tư nhân xác lập, khi tham gia tố tụng, có Tòa án xác định doanh nghiệp tư nhân hoặc giám đốc doanh nghiệp( do chủ doanh nghiệp tư nhân thuê để quản lý doanh nghiệp) là đương sự.
Ví dụ Vụ án “ tranh chấp hợp đồng tín dụng ” do Tòa án nhân dân( TAND) tỉnh T giải quyết tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 01/ 2012/ QĐST- KDTM ngày04/5/2012 xác định nguyên đơn là Ngân hàng N- ki nhánh thành phố T, bị đơn là Doanh nghiệp tư nhân sửa chữa ô tô H( do ông X là chủ doanh nghiệp). Quyết định trên đã bị hủy bởi Quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao do Tòa án cấp sơ thẩm xác định không đúng tư cách đương sự của nguyên đơn và bị đơn.
Đề xuất Trong trường hợp trên, Tòa án cần xác định pháp nhân là đương sự theo khoản 6 Điều 84 Bộ luật Dân sự( BLDS) năm 2015 “ Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do ki nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện ”; đồng thời, cần xác định chủ doanh nghiệp tư nhân tham gia tố tụng theo khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 “ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ”. Cụ thể, trong vụ án trên, Tòa án cần xác định nguyên đơn là Ngân hàng N- ki nhánh thành phố T( do ki nhánh ngân hàng N tại thành phố T có tư cách pháp nhân); bị đơn là ông X( do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân).
- Bỏ sót thành viên hộ gia đình có quyền đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên “ hộ gia đình ”
Ví dụ Vụ án “ tranh chấp hợp đồng tín dụng ” giữa nguyên đơn là Ngân hàng X với bị đơn là Công tyH. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà vợ chồng anh Q, chị T thế chấp năm 2010 có tên chủ sử dụng đất là “ hộ Cao Huy Q ” hoặc là “ hộ Cao Huy Q, Nguyễn Thị T ” để bảo đảm khoản vay cho Công tyH. Các sổ hộ khẩu thể hiện ông H( cha anh Q) ở cùng vợ chồng anh Q cho đến năm 2012 mới tách hộ. Trong khi đó, các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được cấp các năm 2004 và 2006. Tòa án không đưa thành viên hộ gia đình( ông H) tham gia tố tụng là thiếu sót.
Đề xuất Đối với trường hợp này, Kiểm sát viên cần áp dụng khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 “ Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất ” và Điều 212 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình. Từ các căn cứ pháp luật trên, Kiểm sát viên kiểm sát việc Tòa án xác định đầy đủ các thành viên có quyền về tài sản vào tham gia tố tụng nhằm xem xét, xử lý triệt để vụ án. Để xác định số lượng người trong hộ gia đình có quyền về tài sản, Kiểm sát viên cần lưu ý Không chỉ căn cứ vào nội soil giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu, mà cần xác định rõ thành viên của hộ thực sự có quyền về tài sản.
- Đình chỉ giải quyết vụ án do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị giải thể không đúng
Đối với doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị giải thể, một số Tòa án đình chỉ giải quyết do cho rằng vụ án không đủ điều kiện thụ lý, giải quyết là không đúng. Trường hợp này, Tòa án cần xác định cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng để tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Ví dụ Vụ án “ tranh chấp hợp đồng tín dụng ” giữa nguyên đơn là Ngân hàng X với bị đơn là ông T, người liên quan là Công tyA. Trước đây, Công ty A nợ Ngân hàng X số tiền gốc USD nên bị khởi kiện. Quá trình giải quyết, TAND thành phố H xác định Ngày09/10/2000, Công ty A bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên đã ra Quyết định số 13/ 2016/ QĐST- KDTM đình chỉ giải quyết vụ án với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện, Tòa án cấp phúc thẩm cũng giữ nguyên quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng.
Đề xuất Kiểm sát viên cần căn cứ điểm a khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự( BLTTDS) năm 2015 “ Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng ” để yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. Cụ thể trong vụ án này, Công ty A đã giải thể nên Ngân hàng X có quyền khởi kiện yêu cầu các thành viên của Công ty A trả nợ để tiếp tục giải quyết vụ án.
- Đình chỉ giải quyết vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện do bị đơn thay đổi địa chỉ không đúng
Thực tế, không ít trường hợp sau khi vay được tài sản, bị đơn có dấu hiệu trốn nợ( như thay đổi địa chỉ trụ sở, chi nhánh; hoặc doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không tiến hành thủ tục giải thể, không xác định được địa chỉ của người quản lý, đại diện theo pháp luật). Khi khởi kiện, nguyên đơn ghi đúng địa chỉ bị đơn cung cấp lúc ký hợp đồng, thỏa thuận, nhưng không tống đạt cho đương sự được( do thay đổi địa chỉ), nên Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện là không đúng pháp luật.
Đề xuất Bộ t Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 04/ 2017/ NQ- HĐTP ngày05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS số 92/ 2015/ QH 13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án( Nghị quyết số04/2017) đã hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp bị đơn, người liên quan vắng mặt tại nơi cư trú. Điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 và khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số04/2017 quy định Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “ nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở ” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan “ cố tình giấu địa chỉ ”, Kiểm sát viên cần xem xét có dấu hiệu hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không; từ đó, có định hướng tiếp tục giải quyết vụ án. Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì Kiểm sát viên căn cứ các điểm a, b khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số04/2017 để kiểm sát việc Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án mà không đình chỉ hoặc trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp Tòa án không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án có thể thông qua thủ tục niêm yết để xét xử vắng mặt hoặc thông báo trên phương tiện thông drum đại chúng khi có yêu cầu của các đương sự khác trong vụ án.

Vụ án tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại
2. Một số sai sót về nội soil dẫn đến bản án, quyết định kinh doanh, thương mại bị hủy, sửa
- Sai sót trong việc xác định nghĩa vụ thanh toán
Ví dụ Vụ án “ tranh chấp hợp đồng xây dựng ” giữa nguyên đơn Công ty V với bị đơn Tổng công ty X và Công tyY. Trong đó, Tổng công ty X là chủ sở hữu của Công tyY. Quá trình hoạt động, Công ty Y ký kết và thực hiện 04 hợp đồng thầu phụ với Công ty V về việc thi công xây dựng một số công trình giao thông. Công ty V đã thi công đúng tiến độ, nghiệm thu công trình và đối chiếu công nợ với Công tyY. Tuy nhiên, đến nay Công ty Y và Tổng công ty X vẫn chưa thanh toán dứt điểm công nợ cho Công tyV. Do đó, Công ty V khởi kiện yêu cầu Tổng công ty X và Công ty Y liên đới trả cho Công ty V số nợ sau khi đối trừ số tiền nợ gốc là10.936.408.249 đồng và452.312.737 đồng tiền bảo hành công trình.
Tổng công ty X cho rằng Công ty Y là thành viên thuộc Tổng công ty X, có tư cách pháp nhân riêng biệt, hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tổng công ty X không ký kết, không bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng Công ty V ký kết với Công ty Y nên không có nghĩa vụ trả nợ mà chỉ có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở Công ty Y thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
Công ty Y xác nhận còn nợ Công ty V tạm đối chiếu là10.936.408.249 đồng. Công ty Y sẽ trả nợ cho Công ty V khi các thủ tục nghiệm thu thanh toán, trong đó gồm các khoản Công ty Y và Tổng công ty X quy định.
Nội dung bài viết:
Bình luận