Phân biệt vốn lưu động và vốn luân chuyển [2024]

Trong những năm qua, các doanh nghiệp đang có quy mô phát triển không ngừng, tuy nhiên sự phát triển lại không đồng đều giữa các DN, hoặc không có xu hướng tăng ổn định qua các năm, có DN đạt lợi nhuận cao nhưng cũng có DN kinh doanh thua lỗ mặc dù môi trường, điều kiện và ngành nghề kinh doanh tương đối giống nhau và vốn luân chuyển chiếm hơn phần trăm khá cao tổng nguồn vốn. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Phân biệt vốn lưu động và vốn luân chuyển.

Von Luu Dong La Gi 1208155652

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động

Trong một chu kì sản xuất, kinh doanh hình thái ban đầu của vốn lưu động là bằng tiền. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động bằng tiền mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu... Ở giai đoạn này vốn bằng tiền đã trở thành tài sản dưới hình thức vật tư. Ở giai đoạn tiếp theo, từ nguyên, nhiên, vật liệu... doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa của mình. Hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất ra đem tiêu thụ và thu tiền về. Căn cứ hình thái trong sản xuất, kinh doanh vốn lưu động được chia làm hai loại là vốn lưu động đang sử dụng trong sản xuất (nguyên vật liệu, nhiên liệu...) và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông hoặc vốn tiền mặt đang chờ sử dụng (sản phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ hoặc chưa thu tiền về, vốn bằng tiền mặt).

Vốn lưu động là phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trước đó để có thể mua sắm, hình thành tài sản lưu động, cần thiết của doanh nghiệp, tài sản lưu động là một phần của vốn hoạt động, cũng như là yếu tố cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra ổn định và phát triển.

Công tác quản lý phần vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hàng tồn, các khoản chi, thu và tiền mặt. Tính vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, thời gian để có thể thanh toán được các khoản nợ đó và dự tính chi phí vận hành trong giai đoạn sau.

Vốn lưu động liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có vốn lưu động dương thì đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn và trong điều kiện hoạt động bình thường doanh nghiệp có thể quy đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn. Như vậy, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp có vốn lưu động âm, tức là tài sản lưu động ít hơn các khoản nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa, nếu tất cả tài sẩn ngắn hạn được chuyển hóa thành tiền thì vẫn không đủ để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.Và nếu không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có khả năng sẽ phá sản.

Đặc điểm của vốn lưu động:

Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.

Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp.

Vai trò của vốn lưu động:

Để phục vụ sản xuất, ngoài các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… thì doanh nghiệp cần có một khoản vốn lưu động khá lớn để mua sắm hàng hóa, trang thiết bị…

Vì vậy, vốn luân chuyển có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vốn luân chuyển còn quyết định quy mô của doanh nghiệp, tác động lên giá thành của sản phẩm và khả năng nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp.

Công ty nào cũng cần vốn luân chuyển để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

2. Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác còn gọi là  vốn luân chuyển là sự chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn.

Trong đó:

– Tài sản lưu động: Tài sản lưu động là tất cả các tài sản sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Bao gồm tiền tệ, các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí trả trước.

– Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là tất cả các khoản nợ ngắn hạn sẽ được trả trong vòng một năm, bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền lương và các khoản thanh toán cho nợ dài hạn.

Hiện tại trong một doanh nghiệp vốn lưu động ròng là thước đo tính thanh khoản và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, cũng như quỹ hoạt động của doanh nghiệp. So với vốn lưu động, giá trị vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp cho thấy bức tranh toàn diện hơn về mức độ hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng dương cho thấy doanh nghiệp có đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại và đầu tư vào các hoạt động khác và ngược lại.

3. Công thức tính vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng = nguồn vốn thường xuyên – (tài sản cố định + tài sản dài hạn)

Ngoài công thức tính trên, VLĐR cũng có thể được tính bằng khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động (TSLĐ) và đầu tư dài hạn (ĐTDH) với nợ ngắn hạn (NHH). Công thức như sau:

VLĐR = TSLĐ & ĐTDH – NNH

Theo đó trường hợp sau về thay đổi vốn lưu động ròng như là:

+ VLĐR < 0: điều này có nghĩa rằng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ cung ứng cho tài sản cố định và tài sản dài hạn. Khi vốn lưu động < 0 các doanh nghiệp thường phải xoay chuyển các khoản ngắn hạn và tìm cách để tìm ra nguồn vốn thay thế dẫn đến việc quản lý khó khăn.

+ VLĐR > 0: Nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản dài hạn mà còn dư.

+ VLĐR = 0: Trường hợp này vốn thường xuyên vừa đủ để sử dụng cho các khoản tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn. Nhìn có vẻ an toàn, tuy nhiên doanh nghiệp hiện ít có thể phát triển, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mất tính bền vững cần thay đổi ngay.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Phân biệt vốn lưu động và vốn luân chuyển do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo