1. Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm những gì ?
Vốn cố định là trị giá thành tiền của tài sản cố định và tiền sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) tham gia vào nhiều chu kì trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức hao mòn (vô hình hoặc hữu hình). Để bù đắp sự hao mòn giá trị của tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập quỹ khấu hao tài sản cố định.
Căn cứ vào hình thái tồn tại, tài sản cố định được phân chia làm hai loại:
- Tài sản cố định hữu hình: có hình thái vật chất cụ thể
- Tài sản cố định vô hình: không có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ: chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương phẩm
Đối với tư liệu lao động, để được xem là tài sản cố định phải đồng thời thỏa mãn cả hai điều kiện do pháp luật quy định là mức giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu.
Đối với vốn bằng tiền sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định được xác định căn cứ vào bảng tổng kết tài sản và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc sử dụng các loại vốn nên việc xác định vốn sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định chỉ có ý nghĩa tương đối.
2. Đặc điểm của vốn cố định là như thế nào ?
Vốn cố định được sử dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất, do tính chất sử dụng lâu dài;
- Vốn cố định được luân chuyển theo từng phần, từng giai đoạn trong chu trình sản xuất
- Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất
3. Vốn cố định và vốn lưu động là như thế nào ?
Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
- Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính
- Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn lưu động |
Vốn cố định |
|
Khái niệm |
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) |
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Đây là tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài |
Đặc trưng |
|
|
Phân loại |
Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh
|
Vốn cố định được thể hiện ở thông qua tài sản cố định của doanh nghiệp Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Phân loại theo tình hình sử dụng
|
4. Quản lý và sử dụng vốn cố định như thế nào ?
a. Quản lý vốn cố định
Khai thác và tạo lập vốn cố định cho doanh nghiệp
- Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư sao cho hiệu quả. Dựa trên những dự án đầu tư đã được phê duyệt để xác định nhu cầu vốn cố định
- Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp, về nguyên tắc, việc tài trợ cho TSCĐ thường sử dụng nguồn vốn dài hạn.
- Dự báo quy mô các nguồn vốn có thể tài trợ cho doanh nghiệp để chủ động tìm nguồn tài trợ khác.
- b) Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn cố định là: phải bảo toàn và phát triển vốn.
- Các nguyên nhân không bảo toàn vốn cố định:
+ Nguyên nhân khách quan: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế trượt giá và lạm phát, sự kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, tai nạn rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình kinh doanh.
+ Nguyên nhân chủ quan: việc trích khấu hao không phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ, việc quản lý TSCĐ không chặt chẽ xảy ra tình trạng mất mát, thất lạc TSCĐ, hư hỏng trước hạn, việc lựa chọn phương án đầu tư mua sắm TSCĐ không tối ưu...
- Các biện pháp để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:
+ Lập, lựa chọn và thực hiện tốt dự án đầu tư
+ Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động
+ Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý
+ Nhượng bán, thanh lý kịp thời
+ Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ
+ Mua bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VCĐ = ––––––––––––––––––––––
VCĐ bình quân trong kỳ
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = ––––––––––––––––––––––– x 100%
VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ––––––––––––––––––––––––
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Khấu hao luỹ kế
Hệ số hao mòn TSCĐ = ––––––––––––––––
Nguyên giá TSCĐ
b. Sử dụng vốn cố định
Vốn cố định được sử dụng một cách hiệu quả sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho doanh nghiệp, chỉ số này được gọi là hiệu suất sử dụng vốn.
Hiểu một cách đơn giản thì hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ số phản ánh khả năng mà mỗi một đồng vốn cố định khi được đầu tư, doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ cụ thể. Hiệu suất càng lớn thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Trong trường hợp con số này nhỏ thì nghĩa là việc sử dụng vốn chưa thực sự tốt, hiệu quả kinh doanh còn thấp.
Trên đây là những nội dung về Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm những gì ? do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
Nội dung bài viết:
Bình luận