Giấy đề nghị thanh toán là giấy tờ được sử dụng khi cá nhân muốn cơ quan, tổ chức thanh toán tiền khi đã chi phục vụ nhưng chưa được thanh toán hoặc tạm ứng. Giấy đề nghị thay toán sẽ liệt kê khoản tiền, ai là người chi, lý do chi, ngày tháng đã chi cho công việc nào đó và cần được tiến hành thanh toán, hoàn trả lại cho người làm đơn. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về viết email đề nghị thanh toán thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
viết email đề nghị thanh toán
1. Mẫu thư nhắc nhở thanh toán:
1.1. Mẫu thư nhắc nhở thanh toán đối với cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
…..,ngày….tháng….năm 20….
THÔNG BÁO THANH TOÁN NỢ
(V/V yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết)
Kính gửi: Ông/Bà ……
CMND số: ….. do ……cấp ngày …/…/20.…;
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……..
Thực hiện theo Hợp đồng …… số …… ngày …./…./..…. ký giữa Ông/Bà …… và ……, phía tôi đã thực hiện….. theo đúng thỏa thuận đã ký kết giữa hai bên, có biên bản/phiếu/….. xác nhận ngày……
Theo điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán quy định tại điều ….. trong Hợp đồng nói trên thì nghĩa vụ của bên phía ông/bà phải thực hiện ……
Tuy nhiên đến nay đã quá thời hạn nêu trên mà ông/bà …….. vẫn không có thanh toán đúng và đủ khoản tiền theo quy định trong hợp đồng.
Vậy tôi kính đề nghị ông/bà ……. thực hiện thanh toán đúng và đủ số tiền theo quy định trong hợp đồng. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này, ông/bà……. không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, phía tôi sẽ thực hiện biện pháp pháp lý phù hợp theo quy định của pháp luật để buộc ông/bà…….phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý ông/bà.
Trân trọng cảm ơn./.
NGƯỜI VIẾT THÔNG BÁO
(ký, ghi rõ họ tên)
1.2. Mẫu thư nhắc nhở thanh toán đối với doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..,ngày….tháng….năm 20….
THÔNG BÁO THANH TOÁN NỢ
Kính gửi: ……..
Thực hiện hợp đồng …… số … ký ngày …/…../…… giữa … và Công ty ………..về việc …., chúng tôi đã bàn giao đầy đủ hàng hoá và giấy tờ quy định tại điều … của hợp đồng. Đại diện hai bên đã ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị ngày … tháng … năm ….
Theo điều khoản Thanh toán hợp đồng (điều …), bên phía …… sẽ thanh toán cho phía công ty chúng tôi …% giá trị hợp đồng trong vòng … ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa.
Vậy, chúng tôi kính đề nghị quý cơ quan thanh toán đủ …% giá trị hợp đồng tương đương số tiền: … đồng (bằng chữ…..) theo đúng quy định hai bên đã thoả thuận và ký kết trong hợp đồng theo thông tin chuyển khoản sau:
Tên chủ tài khoản: ………
Số tài khoản: ……….tại Ngân hàng……….. – Chi nhánh……..
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này, ……. không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, phía công ty chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp pháp lý phù hợp theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
Rất mong nhận được sự hợp tác từ phía……
Trân trọng cảm ơn./.
ĐẠI DIỆN CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Cách viết Email nhắc nợ chuẩn nhất:
2.1. Ý nghĩa của thư nhắc nhở thanh toán:
– Thư nhắc nhở thanh toán là mẫu thư được dùng trong các trường hợp bên cho vay muốn nhắc nhở bên vay về khoản nợ nhất định trong thời gian chuẩn bị đến hạn thanh toán. Cụ thể như sau:
+ Cá nhân, tổ chức cho vay viết thư để nhắc nhở khách hàng về việc sắp đến hạn thanh toán khoản nợ. Thực chất, đây là cách nhắc nhở khéo léo, tế nhị. Thông qua việc nhắc nhở này, bên vay biết được khoản nợ của mình sắp đến thời hạn trả. Từ đó, họ sẽ sắp xếp công việc, tiền bạc để hoàn trả khoản vay cho bên cho cho vay.
+ Thư nhắc nhở thanh toán còn được các cá nhân, tổ chức cho vay sử dụng trong trường hợp đến hạn thanh toán mà bên vay vẫn chưa chịu hoàn trả số tiền vay. Lúc này, thư nhắc nhở thanh toán là giấy tờ yêu cầu bên vay phải hoàn trả số tiền đã vay của mình.
+ Cá nhân, tổ chức cho vay viết thư nhắc nhở thanh toán để yêu cầu bên vay phải nhanh chóng hoàn trả khoản nợ của mình khi đã quá hạn thanh toán.
Thực chất, viết thư nhắc nhở thanh toán là cách thức khéo léo để bên vay yêu cầu bên vay trả khoản nợ cho mình. Đây được xem là cách đòi nợ lịch sự, đảm bảo lợi ích cho bên vay.
– Hiện nay, vay nợ là vấn đề diễn ra rất phổ biến trên thị trường doanh nghiệp. Các cá nhân, công ty muốn đầu tư kinh doanh mà chưa có đủ vốn, họ sẽ tìm đến các nguồn vay nhất định để kiếm khoản vay cho mình. Theo quy định của luật, việc thực hiện vay nợ giữa các bên sẽ được thỏa thuận bằng hợp đồng, được công chứng, chứng thực. Khi đó, hợp đồng cho vay naỳ sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật. Trong những trường hợp đặc biệt (xảy ra tranh chấp), các bên có thể khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhau. Lúc này, hợp đồng cho vay sẽ được căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên. Bao gồm cả bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, vay nợ không chỉ là vấn đề liên quan đến tiền bạc đơn thuần, mà nó còn là cơ sở của niềm tin, uy tín. Các bên đối tác với nhau, sẽ hỗ trợ nhau về các khoản vay. Theo đó, các bên sẽ hỗ trợ, hợp tác với nhau lâu dài. Vậy nên, khi sắp đến hạn trả nợ, đến hạn trả nợ, thậm chí đã quá hạn trả nợ, bên cho vay vẫn cần khéo léo trong việc nhắc nhở thanh toán. Biện pháp nhắc nhở thanh toán tạo nên sự hòa khí trong công tác đối ngoại giữa các bên, đồng thời nó giúp quá trình hợp tác giữa hai bên trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
– Không chỉ trong vấn đề doanh nghiệp, trong mọi giao dịch của đời sống xã hội, luôn tồn tại những thỏa thuận về khoản vay giữa các bên. Với những khoản vay nợ này, bên cho vay hoàn toàn có thể gửi thư yêu cầu thanh toán đối với bên vay.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B và chị Phạm Thị K làm hợp đồng mua bán nhà với nhau. Giá trị của căn hộ chung cư mà anh B bán cho chị K là 8 tỷ đồng. Thực tế, anh B là chủ đầu tư của chung cư nơi có căn hộ mà chị K mua. Chị K đã hoàn trả cho anh B số tiền là 6 tỷ đồng, còn thiếu 2 tỷ. Anh B và chị K là mối quan hệ đồng nghiệp, chơi và quen biết nhau từ lâu, nên anh B đồng ý để chị K trả sau số tiền 2 tỷ còn thiếu. Hai bên làm hợp đồng thỏa thuận vay nợ với nhau. Như vậy, với trường hợp này, nếu đến hạn như thỏa thuận trong hợp đồng mà chị K vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, anh B hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa, hoặc viết thư yêu cầu thanh toán đối với chị K.
2.2. Cách viết email nhắc nợ:
Như đã phân tích, viết thư nhắc nhở thanh toán là cách đòi nợ khéo léo và tinh tế. Do đó, cách viết email đòi nợ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để mục đích yêu cầu thanh toán của bên cho vay đối với bên vay đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
– Về nội dung:
+ Email nhắc nợ phải có lời chào đến bên phía vay; phải có lời giới thiệu..
+ Trình bày về khoản nợ giữa hai bên, thỏa thuận về thời gian trả và lãi. Hay nói cách khác, trong email nhắc nợ phải cung cấp thông tin của bên có quyền, bên có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ như là họ tên, mã số của doanh nghiệp, thông tin người đứng ra đại diện pháp luật, số điện thoại liên hệ, địa chỉ, số chứng căn cước công dân/chứng minh thư,…Các thông tin này mang tính chất xác minh về nguồn vay giữa các bên. Nó giúp bên vay thấy được, hình dung lại được (trong trường hợp quên) về khoản vay của mình, cũng như trách nhiệm của các bên khi tiến hành vay nợ.
+ Nhắc nhở, yêu cầu bên vay hoàn trả, thanh toán khoản vay trong thời gian nhất định. Ở đây, bên cho vay có thể khéo léo nhắc lại về khoản vay, thời gian hai bên thỏa thuận thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
+ Lời cảm ơn.
– Về hình thức:
+ Email đòi nợ phải lịch sự, ngôn từ khoa học, văn minh, dễ hiểu.
+ Lời văn chuẩn chỉnh, khách quan, logic, tránh dùng những ngôn từ mang tiếng nóng,…
Email đòi nợ là văn bản mà bên cho vay gửi đến bên vay. Theo đó, trong email này phải thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng nội dung của các khoản vay. Các khoản vay này phải được nhấn mạnh một cách rõ ràng, để bên vay sau khi nhận được, sẽ tự ý thức về trách nhiệm thanh toán khoản nợ với đối phương. Thư yêu cầu thanh toán (email đòi nợ) là hình thức đòi nợ khéo léo. Nó vừa giúp duy trì được mối quan hệ giữa các bên, vừa giúp bên cho vay nhắc nhở bên vay thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho mình.
Trên đây là một số thông tin về viết email đề nghị thanh toán. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận