Trong quá trình tố tụng, ngoài Thẩm phán, Viện kiểm sát là cơ quan được nhiều người dân để ý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ liệu Viện kiểm sát có phải cơ quan tư pháp không? Vậy, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý:
- Hiến pháp 2013
- Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
1. Cơ quan tư pháp là gì?
Để biết được Viện kiểm sát có phải cơ quan tư pháp hay không, trước tiên, ta cần hiểu rõ về cơ quan tư pháp. Tư pháp là một trong ba loại quyền lực của Nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo lý luận về Nhà nước và pháp luật, tư pháp chỉ công việc tổ chức, giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Do vậy, cơ quan tư pháp có thể được hiểu là một hệ thống Toà án xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
2. Viện kiểm sát có phải cơ quan tư pháp không?
Viện kiểm sát hay còn được gọi là Viện kiểm sát nhân là cơ quan thuộc hệ thống Toà án. Vì vậy, Viện kiểm sát là một cơ quan tư pháp.
Viện kiểm sát được quy định rõ ràng trong Hiến pháp 2013. Căn cứ theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp.
Chức năng thực hành quyền công tố
Chức năng thực hành quyền công tố một mặt được quy định tại Hiến pháp 2013, một mặt được quy định cụ thể và chi tiết tại Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Thực hành quyền công tố có thể được hiểu là việc Viện kiểm sát thay mặt Nhà nước thực hiện việc buộc tội người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, và cũng được thực hiện trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.
Chức năng thực hiện quyền công tố là chức năng đặc thù chỉ có thể được thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân, nhằm đảm bảo về vấn đề tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh. Trong đó, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và khởi tố kịp thời, từ đó tiến hành điều tra truy tố để xét xử đúng người đúng tội, đảm bảo công bằng và an ninh trật tự xã hội.
Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp
Bên cạnh chức năng thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi và các quyết định của cơ quan, tổ chức và các cá nhân trong các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát này thông quan các hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về các hành vi phạm tội và kiến nghị khởi tố; kiểm sát việc khởi tố và các công tác điều tra, kiểm tra việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.
3. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát
Nhiệm vụ chính của Viện kiểm sát được quy định tại khoản 3 Điều 107 Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát
Để hiểu rõ về Viện kiểm sát, việc nắm bắt được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là vô cùng quan trọng.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát được quy định chi tiết tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014. Theo đó, Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Nội dung bài viết:
Bình luận