Nhắc đến thủ tục là nhắc đến quy trình, trình tự giải quyết một công việc nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thủ tục hành chính là gì? Sau đây là các quy định về niêm yết công khai thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính về việc niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính.
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
– Thông tư số 05/2014/TT-BTP.
2. Các quy định về việc niêm yết công khai thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính bao gồm nhiều nội dung cụ thể, trong đó việc niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng của công tác này. Theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính . Theo đó, niêm yết công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc.
Thông tư quy định, công bố thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc để đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính, góp phần phòng, chống tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền.
Thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Hình thức niêm yết công khai thủ tục hành chính
Thông tư quy định, niêm yết công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP. Cách thức niêm yết thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất như sau:
“Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về thủ tục hành chính và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các hình thức khác.”
3. Khái niệm thủ tục hành chính
Căn cứ: khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP
1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Như vậy, thủ tục hành chính gồm:
- Các bước tiến hành (của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cư quan giải quyết thủ tục hành chính) trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
- Các loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.
Khi xây dựng, ban hành, thủ tục hành chínhphải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
4. 8 nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP, một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đủ 8 bộ phận tạo thành cơ bản sau:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Trong một số trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí.
Như vậy, một thủ tục hành chính phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. Thủ tục hành chính càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống nhân dân.
5. Các loại thủ tục hành chính và ví dụ về thủ tục hành chính
Đối với mỗi tiêu chí khác nhau mà thủ tục hành chính được phân thành các loại khác nhau. Chẳng hạn:
- Phân chia theo lĩnh vực thì có thủ tục hành chính về hộ tịch (ví du: Thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết hôn...), thủ tục về kinh doanh (thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục phá sản...).
- Nếu phân chia theo cơ quan thực hiện thì có thủ tục hành chính cấp xã (gồm thủ tục đăng ký khai sinh không có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài...);, thủ tục hành chính cấp huyện 9thur tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài..); thủ tục hành chính cấp tỉnh (xin lý lịch tư pháp...).
- Nếu phân chia theo quan hệ công tác sẽ chia thành:
+ Thủ tục hành chính nội bộ: thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước (Thủ tục ban hành quyết định quy phạm; Thủ tục ban hành quyết định nội bộ cá biệt; Thủ tục bổ nhiệm cán bộ…).
+ Thủ tục hành chính văn thư: gồm toàn bộ những thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý, cung cấp, lưu trữ công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ giải quyết công việc...
Nội dung bài viết:
Bình luận