1. Bố cáo thành lập doanh nghiệp là gì?
Nói một cách dễ hiểu, bố cáo thành lập doanh nghiệp là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp của cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết, báo điện tử trong ba số liên tiếp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp.
2. Khi nào thì doanh nghiệp phải đăng bố cáo trên Cổng thông tin doanh nghiệp?
Hiện nay theo luật doanh nghiệp hiện hành, có 4 thời điểm bắt buộc doanh nghiệp phải đăng bố cáo lên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:
- Ngay sau khi thành lập doanh nghiệp mới;
- Ngay sau khi doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Ngay sau khi doanh nghiệp quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Ngay sau khi doanh nghiệp thông báo phát hành cổ phần phổ thông cho cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có;
Chú ý: Doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng công bố nội dung trong các trường hợp sau: doanh nghiệp chỉ thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hoặc chỉ cập nhật thông tin về mã ngành, nghề kinh doanh và mã ngành, nghề kinh doanh chính hoặc thực hiện đổi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT
3. Nội dung chủ yếu của đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại Nghị định số 05/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông tin trong các trường hợp sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Nơi đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định như trên.
4. Có những phương thức đăng bố cáo nào?
Khi doanh nghiệp được thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể hoặc phát hành cổ phần phổ thông cho cổ đông thì phải công bố thông tin trên một trong ba kênh thông tin để công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
- Trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trường hợp doanh nghiệp sau khi được thành lập mà công bố không đúng thông tin về đăng ký kinh doanh thì sẽ bị sử phạt hành chính.
5. Xử lý như thế nào đối với trường hợp cố tình không đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp?
Theo Mục 1 điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Báo cáo thành lập công ty cổ phần là gì?
Trả lời: Báo cáo thành lập công ty cổ phần là tài liệu chính thức được tạo ra để đăng ký việc thành lập một công ty cổ phần tại cơ quan quản lý doanh nghiệp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh của quốc gia. Nó chứa thông tin về tên công ty, mục tiêu kinh doanh, cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và các thông tin khác liên quan.
Câu hỏi 2: Báo cáo thành lập công ty cổ phần cần chứa những thông tin gì?
Trả lời: Báo cáo thành lập công ty cổ phần cần chứa các thông tin như:
- Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Số lượng và giá trị cổ phần mỗi cổ đông nắm giữ.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Mục tiêu kinh doanh của công ty.
- Vốn điều lệ của công ty.
- Các quy định về hoạt động, quản lý của công ty.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để lập báo cáo thành lập công ty cổ phần?
Trả lời: Để lập báo cáo thành lập công ty cổ phần, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị thông tin: Thu thập thông tin cần thiết về tên công ty, cơ cấu vốn, mục tiêu kinh doanh, thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, vốn điều lệ và các thông tin liên quan.
- Điền biểu mẫu: Sử dụng biểu mẫu báo cáo thành lập công ty cổ phần do cơ quan quản lý doanh nghiệp cung cấp, điền thông tin vào các ô tương ứng.
- Ký tên và xác nhận: Thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ký tên vào biểu mẫu và xác nhận các thông tin.
- Nộp báo cáo: Gửi báo cáo thành lập cùng các tài liệu cần thiết đến cơ quan quản lý doanh nghiệp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh để xác nhận quyết định thành lập công ty cổ phần.
Câu hỏi 4: Tại sao báo cáo thành lập công ty cổ phần quan trọng?
Trả lời: Báo cáo thành lập công ty cổ phần là tài liệu chính thức xác nhận việc thành lập công ty và thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Nó là cơ sở để công ty tham gia các hoạt động thương mại, ký kết hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Đồng thời, báo cáo này cũng đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty cổ phần.
Nội dung bài viết:
Bình luận