Nếu bị cảnh sát giao thông phạt thì nộp phạt giao thông ở đâu? Có thể nộp phạt giao thông trực tuyến?
Về việc này, ACC xin trả lời như sau:
1. Nộp phạt giao thông ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
- Hình thức 1: Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
- Hình thức 2: Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Hình thức 3: Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo các hình thức trên hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Như vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông sẽ nộp tiền phạt vi phạm giao thông tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt theo các hình thức trên.2. Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm giao thông
Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm giao thông như sau:
- Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức 2 và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp.
Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chậm nộp tiền phạt theo khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền phạt chậm nộp.
Quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt; giảm hoặc miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp phạt nhiều lần phải lập thành văn bản.
Thời gian cần thiết để xem xét, quyết định giảm, miễn số dư hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không được tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
(Khoản 2, 3, 4 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP)
Nội dung bài viết:
Bình luận