Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp thông tin và gửi đến quý bạn đọc cách xử lý vi phạm bản quyền truyện tranh như thế nào. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Vi phạm bản quyền truyện tranh
1. Bản quyền truyện tranh được hiểu thế nào?
Trước khi tìm hiểu về các cách xin bản quyền truyện tranh chúng ta cùng làm rõ thuật ngữ truyện tranh và thuật ngữ bản quyền.
Truyện tranh là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và văn học. Văn học không phải bao giờ cũng cần thiết, bởi loạt tranh nối tiếp nhau không cần lời chú thích cũng vẫn làm người xem hiểu được diễn biến câu chuyện và hành động của nhân vật. Hơn nữa, truyện tranh không đơn thuần mang tính giải trí, nó còn truyền đạt những khái niệm trừu tượng mà nhiều khi không thể diễn tả hết bằng lời.
Còn bản quyền hay còn được ký hiểu là (R) là viết tắt của từ Registered có nghĩa là đã đăng ký, đã được bảo hộ. Đây là quy ước chung của quốc tế nhằm thể hiện cho những dấu hiệu mà nó đi kèm chính là các hàng hóa đã được bảo hộ.
Tác phẩm truyện tranh được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ thuộc nhóm đối tượng của quyền tác giả.
Như vậy, có thể hiểu bản quyền truyện tranh là sự khẳng định quyền của tác giả đối với tác phẩm truyện tranh do mình sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu tác phẩm đó.
2. Hành vi xâm phạm bản quyền được hiểu như thế nào?
Hành vi xâm phạm bản quyền được hiểu là hành vi sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bản quyền bởi luật sở hữu trí tuệ một cách trái phép, tức là vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, như quyền sao chép, phân phối, quyền thực hiện và cho phép chủ thể khác thực hiện các tác phẩm phái sinh,… Thậm chí nghiêm trọng hơn là chủ thể có hành vi vi phạm công bố thêm hay gây hiểu lầm là các tác phẩm đó là của họ sáng tạo ra.
3. Cơ quan nào có quyền xử lý hành vi xâm phạm bản quyền?
Tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, UBND các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Áp dụng các biện pháp về dân sự, về hình sự: Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong những lúc cần thiết, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Thanh tra, Uỷ ban nhân dân các cấp, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan. Trong những lúc cần thiết, các cơ quan này vẫn có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt về hành chính;
- Áp dụng các biện pháp về kiểm soát hàng hoá được xuất khẩu, được nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hải quan.
4. Cách thức xử lý khi xâm phạm bản quyền như thế nào?
Chủ thể hành vi xâm phạm bản quyền tùy vào mức độ mà có thể bị áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, cụ thể như sau:
Thứ nhất, áp dụng biện pháp dân sự
Áp dụng các biện pháp xử lý về dân sự khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bị xâm phạm nộp đơn khởi kiện ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, như là yêu cầu chủ thể vi phạm ngừng ngay hành vi vi phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm bản quyền,.. Biện pháp này phải do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành.
Theo quy định tại Điều 202 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH, tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý chủ thể có hành vi xâm phạm bản quyền:
- Chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Xin lỗi, cải chính công khai;
- Thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Bồi thường thiệt hại;
- Tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, áp dụng biện pháp hành chính
Áp dụng biện pháp hành chính khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì các hành vi xâm phạm bản quyền sau đây bị xử phạt hành chính:
- Hành vi xâm phạm bản quyền gây thiệt hại đến người tiêu dùng hoặc cho cả xã hội;
- Vẫn có hành vi xâm phạm bản quyền mặc dù đã được chủ thể bản quyền đã thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo các tác phẩm hoặc giao cho người khác thực hiện sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo.
Thứ ba, áp dụng biện pháp hình sự
Áp dụng biện pháp hình sự khi cơ quan chức năng phát hiện hành vi xâm phạm bản quyền, nếu thấy hành vi đó thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố vụ án, điều tra, truy tố và xét xử. Theo quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015, hành vi vi phạm bản quyền bị áp dụng chế tài hình sự khi:
Không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm.
Hành vi vi phạm trên xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về vi phạm bản quyền truyện tranh. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận