Sáng chế là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ điều kiện đều được bảo hộ sáng chế của mình. Từ đó, nhiều hành vi xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu đối tượng này. Vậy, hành vi nào được coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế? Các chủ sở hữu sáng chế cần hiểu rõ về hành vi xâm phạm quyền và yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp thông tin về vi phạm bản quyền phát minh sáng chế. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Vi phạm bản quyền phát minh sáng chế
1. Phát minh và sáng chế khác nhau như thế nào ?
Trong quá trình tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm phát minh và sáng chế. Do vậy cần có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm này nhằm giúp cho người tạo ra phát minh, sáng chế thực hiện đúng quyền của mình. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, phát minh là việc phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai khái niệm này:
Tiêu chí | Phát minh | Sáng chế |
Bản chất | Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại. | Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế. |
Hình thức bảo hộ | Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. | Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung. |
Điều kiện bảo hộ | Thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ | Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ sđbs 2009, đó là:
– Có tính mới (so với thế giới). – Có trình độ sáng tạo – Có khả năng áp dụng công nghiệp. Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh không có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết. |
Ví dụ | Archimede phát minh định luật sức nâng của nước, Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt… | Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT, nhằm mục đích phục vụ cho quá trình khai mỏ. |
Như vậy đối với phát minh hay sáng chế thì có cơ chế bảo hộ riêng biệt. Những người tạo ra phát minh, sáng chế hay những người có liên quan cần có kiến thức đầy đủ để không làm mất thời gian khi đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các hành vi vi phạm quyền sáng chế
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế:
- Sử dụng sáng chế trong thời hạn bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
- Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi: (Luật SHTT, Điều 124) Sản xuất sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ; Áp dụng quy trình thuộc phạm vi bảo hộ; Khai thác công dụng của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình thuộc phạm vi bảo hộ; Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c; Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c.
Để làm căn cứ kết luận có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế hay không, cần xác định xem có yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế hay không.
Những yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, có thể là: Sản phẩm/bộ phận sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ; Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ; Sản phẩm/bộ phận sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ.
Nguyên tắc đánh giá sự trùng/tương đương giữa hai đối tượng (sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình) (Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, Điều 11)
Nếu đối tượng chứa tất cả các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm YCBH dưới dạng trùng hoặc tương đương thì được coi là trùng hoặc tương đương với đối tượng được bảo hộ theo điểm YCBH đó (bất kể đối tượng đó có chứa thêm dấu hiệu nào khác nữa không).
Nếu đối tượng không chứa ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm YCBH thì được coi là không trùng/không tương đương với đối tượng được bảo hộ theo điểm YCBH đó (bất kể đối tượng đó có chứa thêm dấu hiệu nào khác nữa không).
3. Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?
Trong trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả, bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Do đó, hành vi sao chép tác phẩm khi chưa được sự đồng ý hay cho phép từ tác giả thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả như trên.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về vi phạm bản quyền phát minh sáng chế. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận