Vi phạm bản quyền hình ảnh quảng cáo bị phạt như thế nào?

Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để cùng chúng tôi tìm hiểu về vi phạm bản quyền hình ảnh quảng cáo nhé.

Vi Phạm Bản Quyền Hình ảnh Quảng CáoVi phạm bản quyền hình ảnh quảng cáo 

1. Bản quyền hình ảnh là gì?

Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP còn giải thích rõ về tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử hoặc các phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ theo quy định này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn hiện hành không đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ bản quyền hình ảnh nhưng từ các quy định trên có thể hiểu đơn giản, bản quyền hình ảnh là việc ghi nhận quyền tác giả đối với những tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử hoặc các phương pháp kỹ thuật khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền này được công nhận dù tác phẩm đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

2. Vấn đề bản quyền và sử dụng hình ảnh cá nhân đối với sản phẩm quảng cáo

Hoạt động quảng cáo, thu hút khách hàng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô và đối tượng Khách hàng mà từng doanh nghiệp sẽ triển khai đầu tư cho quảng cáo với các phương tiện và các sản phẩm quảng cáo khác nhau, bao gồm, nhưng không giới hạn ở: phim, ảnh chụp quảng cáo, bảng quảng cáo, băng-rôn, bao bì sản phẩm... Việc sử dụng hình ảnh, sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng, để quảng cáo cho sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp không còn là một điều gì xa lạ, thậm chí nó còn là một chiến lược marketing được ưa chuộng bởi tính hiệu quả cao, chẳng hạn như Sơn Tùng là đại sứ thương hiệu độc quyền cho Biti’s, Go-Viet hay Minh Hằng là gương mặt đại diện quảng cáo cho Citigym… đều là những ví dụ điển hình cho việc doanh nghiệp sử dụng danh tiếng, sự ảnh hưởng của cá nhân để thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp hiểu rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình khi sử dụng hình ảnh của cá nhân để quảng cáo, thậm chí là các hậu quả pháp lý có thể phát sinh khi sử dụng hình ảnh cá nhân để quảng cáo một cách trái phép. Đi dọc những tuyến đường trong khu vực trung tâm của các thành phố lớn tại Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh những thẩm mỹ viện sử dụng hình ảnh của những nghệ sỹ Hàn Quốc như một minh chứng cho hiệu quả dịch vụ của mình, hoặc những shop quần áo sử dụng hình ảnh của những cá nhân nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm… Vậy, bao nhiêu trong số các cửa hàng đó thật sự được quyền sử dụng hình ảnh cá nhân để quảng cáo?

Báo chí và mạng xã hội gần đây cũng không thiếu những vụ tranh chấp về sử dụng hình ảnh cá nhân xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh và những người nổi tiếng, gần đây nhất có thể kể đến như việc nam diễn viên Trương Thế Vinh yêu cầu một cửa hàng bán quần áo phải trả phí cho việc sử dụng hình ảnh của mình cho mục đích quảng cáo. Với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, cùng với ý thức về quyền cá nhân ngày càng được nâng cao, nếu các chủ thể kinh doanh không thay đổi tư duy, quan điểm về việc sử dụng hình ảnh cá nhân để quảng cáo cũng như nắm được các kiến thức pháp luật cơ bản về quyền hình ảnh của cá nhân, những tranh chấp về vấn đề này, sẽ ngày càng nhiều. Bài viết này hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc nói chung và các thương nhân có sử dụng hình ảnh của các cá nhân để quảng cáo nói riêng một cái nhìn tổng quan về các vấn đề pháp lý cần lưu ý, để tránh rủi ro và tranh chấp phát sinh.

Trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua hình ảnh của cá nhân, các thương nhân cần lưu ý ít nhất hai vấn đề về:  quyền đối với hình ảnh của cá nhân và quyền sở hữu đối với sản phẩm quảng cáo.

Theo quy định của pháp luật, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một quyền dân sự, Điều 32 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, và việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo đó, pháp luật dân sự cũng quy định các trường hợp việc sử dụng hình ảnh của cá nhân không phải xin phép bao gồm hình ảnh có được từ hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh hoặc sử dụng hình ảnh cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Việc vi phạm quyền về hình ảnh của cá nhân trong hoạt động quảng có sẽ có thể khiến doanh nghiệp/ cá nhân kinh doanh đối mặt với các chế tài xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 30 triệu đồng, bồi thường thiệt hại cho cá nhân bị sử dụng hình ảnh trái phép hoặc nghiêm trọng hơn là xử lý hình sự nếu gây ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm, danh dự của cá nhân bị sử dụng hình ảnh.

Như vậy, việc sử dụng hình ảnh của bất kỳ cá nhân nào, nếu không rơi vào trường hợp loại trừ nêu trên, trước hết phải được cá nhân đó đồng ý và phải trả thù lao nếu hình ảnh đó được sử dụng vì mục đích thương mại. Do đó, với ví dụ về ca sĩ Trương Thế Vinh nêu trên, cửa hàng quần áo cần phải xin phép Trương Thế Vinh để sử dụng hình ảnh và trả thù lao cho việc sử dụng hình ảnh.

Ngoài vấn đề xin phép sử dụng hình ảnh cá nhân như đã đề cập ở trên, các sản phẩm quảng cáo có liên quan đến việc sử dụng hình ảnh cá nhân thường được thực hiên thông qua các hình thức là: ảnh chup, phim quảng cáo,… Các sản phẩm này cũng đồng thời là bản ghi âm, ghi hình, tác phẩm nhiếp ảnh hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng….  những đối tượng được bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định chủ sở hữu đối với các bản ghi âm, ghi hình, tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng để quảng cáo nêu trên có thể là những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, hoặc các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính để sáng tạo hoặc những tổ chức, cá nhân khác được chuyển giao quyền. Tổ chức, cá nhân khác khi khai thác, sử dụng các tác phẩm nêu trên, tùy vào từng đối tượng mà sẽ phải xin phép và trả thù lao (đối với tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng) hoặc không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho chủ sở hữu/ tác giả (đối với bản ghi âm, ghi hình đã được công bố).

Quay lại với ví dụ về việc ca sĩ Sơn Tùng đang là đại diện thương hiệu của Biti’s, nếu bạn muốn sử dụng ảnh chụp Sơn Tùng (do Biti’s chụp và quảng cáo cho sản phẩm của mình) để quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình, bạn sẽ phải làm việc với ai? – Biti’s hay ca sĩ Sơn Tùng? Như đã phân tích ở trên,  Biti’s trong trường hơp này là chủ thể đầu tư tài chính cho bộ ảnh chụp của ca sĩ Sơn Tùng và đã ký hợp đồng độc quyền để sử dụng hình ảnh của ca sĩ Sơn Tùng để quảng cáo, do đó, công ty Biti’s mới là chủ sở hữu đối với các bức hình chụp nêu trên.

Do vậy, các chủ thể hoạt động kinh doanh, khi muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân để quảng cáo, cần phải tách biệt quyền của cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự và quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ để có biện pháp ứng xử phù hợp với đối tượng mà mình muốn sử dụng. Việc tải và sử dụng các hình ảnh, bản ghi trên mạng internet về để sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình cũng là vấn đề các thương nhân nên xem xét thật kỹ trước khi thực hiện, vì không biết đến khi nào chủ sở hữu có thể “bất thình lình” xuất hiện mà đòi bạn phải thanh toán “thù lao”.

3. Vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Chương II Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức sau:

TT Hành vi vi phạm Mức phạt tiền Biện pháp khắc phục hậu quả
1 Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng

(Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

2 Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

(Khoản 1 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

3 Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng

(Khoản 2 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

4 Công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng

(Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
5 Phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng

(Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
6 Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả Phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng

(Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm
7 Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả Phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng

(Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

Trên đây là một số thông tin chi tiết về vi phạm bản quyền hình ảnh quảng cáo. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo