Hành vi vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học - Luật ACC

Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp, hành vi này cũng được xem như là “Sao chép phần mềm trái phép”. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phần mềm máy tính thuộc danh mục các tác phẩm được bảo hộ tự động không cần phải đăng ký. Song thực tế ở nước ta hiện nay đa số các phần mềm đang được sử dụng lại là các phần mềm không có bản quyền. Bài viết dưới đây của ACC về Hành vi vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học - Luật ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Xử lý vi phạm bản quyền (Cập nhật mới 2021)

Hành vi vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học - Luật ACC

I. Khái niệm vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học

Bản quyền phần mềm (bản quyền đối với các sản phẩm tin học) là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi quy định pháp luật một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh.

II. Các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm

Nhằm cụ thể hoá cho căn cứ xử lý cũng như bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp thì pháp luật quy định rõ các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm. Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì những hành vi này bao gồm:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

III. Quy định của pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm bản quyền

Xử phạt hành chính

Đối với các hành vi vi phạm mà chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý bởi các biện pháp hành chính. Tùy theo hành vi và cách thức thực hiện mà sẽ có các biện pháp xử lý, bao gồm phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả. Nội dung này thể hiện trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP và Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

Xử lý dân sự

Khi chủ thể khác có hành vi sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thì chủ sở hữu hoặc chủ thể có liên quan có quyền về quyền tác giả có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về các biện pháp dân sự mà Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm.

Xử lý hình sự

Ngoài ra,hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm bản quyền có thể bị xử lý về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Hành vi vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học - Luật ACC. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Hành vi vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học - Luật ACC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo