Đăng ký bản quyền âm nhạc là một hình thức bảo vệ tác phẩm của nhà soạn nhạc. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gửi yêu cầu đăng ký đến cơ quan bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả âm nhạc và qua đó xác nhận quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác. đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bản quyền âm nhạc.
Bản quyền âm nhạc
1. Bản quyền âm nhạc là gì?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
d) Tác phẩm âm nhạc;
Bản quyền âm nhạc là quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra. Đồng thời, tác phẩm âm nhạc là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả có thể là một ca khúc hay một bản nhạc không lời hoàn thiện.
2. Đăng ký bản quyền âm nhạc
Đăng ký bản quyền bài hát là việc tác giả hoặc chủ sở hữu tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bài hát và ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp bài hát tại Việt Nam.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc (bài hát) như sau:
“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.
3. Có bắt buộc đăng ký bản quyền âm nhạc không?
Tác phẩm âm nhạc nói riêng được bảo hộ khi tác giả hoàn thành tác phẩm và công bố tác phẩm ra công chúng. Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc đăng ký bản quyền bài hát (tác phẩm âm nhạc) là không bắt buộc. Tuy nhiên, để tranh các tranh chấp phát sinh và có căn cứ chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm khi có tranh chấp, chúng tôi khuyến nghị khách hàng cần tiến hành đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc.
>>Tìm hiểu thêm về: Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
4. Hình thức đăng ký bản quyền âm nhạc
Bản quyền bài hát được đăng ký dưới dạng bản quyền tác phẩm âm nhạc. Cụ thể, bài hát được thể hiện dưới dạng có lời, có nhạc nốt hoặc kí tự âm nhạc, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Các hình thức thể hiện khác mặc dù không có lời mà chỉ có dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác cũng được đăng ký dưới dạng tác phẩm âm nhạc.
5. Vi phạm bản quyền âm nhạc
Tại Điều 28 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, theo đó các hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bao gồm những hành vi sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát;
– Mạo danh tác giả. đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát;
– Công bố, phân phối tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của tác giả;
– Công bố, phân phối tác phẩm âm nhạc, bài hát có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm âm nhạc, bài hát dưới bất kỳ hình thức nào mà gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
– Sao chép tác phẩm phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Sử dụng tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của các chủ sở hữu quyền tác giả, không thực hiện trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật;
– Cho thuê tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không trả tiền nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
– Nhân bản, sản xuất các bản sao, thực hiện phân phối, trưng bày hoặc là truyền đạt các tác phẩm âm nhạc, bài hát đến công chúng thông qua mạng truyền thông và thông qua các phương tiện kỹ thuật số mà lại không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý hủy bỏ hoặc là làm vô hiệu những biện pháp kỹ thuật do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện nhằm để bảo vệ các quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát của mình.
– Cố ý xóa, hoặc thay đổi các thông tin quản lý quyền dưới các hình thức điện tử có trong tác phẩm âm nhạc, bài hát.
– Làm và bán tác phẩm âm nhạc, bài hát mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối bản sao các tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
6. Vi phạm bản quyền âm nhạc bị xử phạt như thế nào?
Những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt vi phạm hành chính. Tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 28/2017/NĐ-CP có quy định về các hành vi mà khi các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc bài hát thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Tại Điều 9 Nghị định này có quy định hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không nêu tên thật hoặc là không đúng tên thật, không nêu tên bút danh tác giả, tên tác phẩm (kể cả là đối với bản sao tác phẩm) thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
– Tại Điều 10 Nghị định này có quy định hành vi tự ý sửa chữa hoặc là cắt xén tác phẩm âm nhạc, bài hát gây phương hại đến danh dự và đến uy tín của tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
– Tại Điều 10 Nghị định này có quy định hành vi xuyên tạc tác phẩm âm nhạc, bài hát mà gây phương hại đến danh dự và đến uy tín của tác giả tác phẩm sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 11 Nghị định này có quy định về hành vi công bố tác phẩm là âm nhạc, bài hát mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 15 Nghị định này có quy định về hành vi phân phối tác phẩm là âm nhạc, bài hát mà không được sự cho phép của các chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 17 Nghị định này có quy định hành vi truyền đạt tác phẩm âm nhạc, bài hát đến công chúng sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 30.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 18 Nghị định này có quy định hành vi sao chép tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 30.000.000 đồng cho đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 13 Nghị định này có quy định hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm âm nhạc, bài hát trước công chúng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu của quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 13 Nghị định này có quy định hành vi biểu diễn tác phẩm âm nhạc, bài hát thông qua những chương trình ghi âm, ghi hình hoặc là bất kỳ các phương tiện kỹ thuật nào mà khiến công chúng có thể tiếp cận được mà lại không được phép của các chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Vi phạm bản quyền âm nhạc sẽ bị xử phạt như thế nào?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận