Có thể nói, sàn thương mại điện tử hiện nay đã và đang là một kênh bán hàng trực tuyến được nhiều chủ shop bán hàng hay các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Cũng là hình thức mua sắm được đẩy mạnh trong thời gian này. Ở bài viết này, Luật ACC gửi đến bạn Ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử để giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này nhé!
Ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Sàn thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (Ecommerce/electronic commerce) là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet,
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là một trong nhiều phương thức mà người bán có thể lựa chọn.
Sàn thương mại điện tử hay còn được gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử. Không gian mạng được mở ra để bày bán các sản phẩm thuộc nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Đây là một website nơi diễn ra các hoạt động giao dịch trực tuyến giữa các nhà bán hàng và người mua. Các bên cùng truy cập với vai trò, chức năng và mục đích khác nhau.
Ngày 25 tháng 9 năm 2021 Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời. Khái niệm được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành được hiểu:
“Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến”.
Xem thêm: Pháp luật về thương mại điện tử
2. Các hình thức hoạt động sàn giao dịch điện tử:
Theo quy định tại khoản 15 điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sàn giao dịch điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau:
– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
– Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
– Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
– Mạng xã hội có một trong các hình thức trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.
Xem thêm bài viết: Phân loại sàn giao dịch thương mại điện tử
3. Ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng thu hút lượng người dùng lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Sự thành công của các sàn giao dịch này thể hiện xu hướng thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng,
Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc sở hữu của Công ty TNHH Shopee được thành lập vào năm 2015.
Tuy ra đời sau hơn so với nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử khác nhưng shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng trên thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có lượng truy cập trang nhiều nhất với hơn 35 triệu/tháng.
Hơn thế nữa, Shopee còn là ứng dụng thương mại điện tử được dùng nhiều nhất hiện nay (Theo báo cáo xếp hạng của iPrice).Sàn giao dịch thương mại điện tử lazada
Lazada là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Sàn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Recess được thành lập từ năm 2009.
Lazada là sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như: Đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, đồ chơi, đồ dùng thể thao, lương thực, thực phẩm,…
Hiện nay, Lazada đang làm việc với gần 10.000 nhà cung cấp với hơn 500.000 sản phẩm khác nhau. Tất cả các dịch vụ thanh toán, vận chuyển và chăm sóc khách hàng đều có quy trình vô cùng chuyên nghiệp.
Sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo
Sendo có lẽ là một sàn giao dịch thương mại điện tử không còn quá xa lạ đối với người dùng. Sàn được thành lập từ năm 2014, thuộc sở hữu của công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ.
Với phương châm “Trăm người bán – Vạn người mua”, sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo đã cung cấp đến hàng ngàn người dùng dịch vụ mua bán đảm bảo, chất lượng.
Tính đến quý III năm 2019, Sendo và Shopee là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam theo lưu lượng người truy cập website.
Ngoài ra còn có các sàn giao dịch thương mại điện tử khác cũng vô cùng thịnh hành tại Việt Nam như: Hotdeal, Lotte Mart, zanado và các sàn giao dịch thương mại điện tử nhỏ lẻ khác đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.
4. Những đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch thương mại điện tử
- Sàn giao dịch thương mại điện tử đóng vai trò là người môi giới.
- Các phương thức giao dịch tại các sàn giao dịch thương mại điện tử rất phong phú.
- Thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình.
- Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn.
- Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai.
- Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
- Tất cả các quy trình mua, bán, giao dịch, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trực tuyến.
- Người mua, người bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sàn vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
- Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú bao gồm cả vô hình và hữu hình.
- Thực hiện thông tin và kết nối khách hàng.
- Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách …
5. Lợi ích của sàn thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh thu
Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường: người bán khi tham gia sàn giao dịch sẽ trở thành viên mang tính quốc tế, có khả năng tiếp cận với một số lượng khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
Tăng doanh số bán hàng từ các khách hàng hiện tại: các khách hàng hiện tại có khả năng tiếp cận với thông tin, thực hiện mua bán sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn, được nhận dịch vụ hỗ trợ khách hàng với chất lượng tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh: cho phép doanh nghiệp thực hiện các công đoạn của quá trình sản xuất – kinh doanh thông qua Internet như quản lý kênh phân phối, xử lý đơn hàng, giao hàng, thanh toán…
Tiết kiệm chi phí bán hàng
Tiết kiệm chi phí giao dịch
- Tạo điều kiện về không gian thời gian trong việc thiết lập và củng cố mối quan hệ kinh doanh
- Có được thông tin phong phú
Nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của thị trường giúp chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế…
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá phổ biến hình ảnh, nhãn hiệu hàng hóa, hình ảnh doanh nghiệp với bạn hàng quốc tế.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Lợi ích đối với khách hàng
- Sàn giao dịch thương mại điện tử mang đến cho khách hàng phong cách mua sắm mới giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
- Khách hàng có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi hơn.
- Có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua nhiều khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn.
- Có cơ hội so sánh, đánh giá sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng, dễ dàng hơn.
6 .Phân loại sàn giao dịch thương mại điện tử
Theo chủ thể tham gia sàn giao dịch:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử chung: hầu hết các thành viên đều có thể tham gia.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử riêng: hạn chế số lượng thành viên tham gia.
Theo đối tượng ngành hàng kinh doanh trên sàn giao dịch:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên môn hóa: chỉ kinh doanh một số ngành hàng nhất định.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử tổng hợp: các loại mặt hàng kinh doanh rất đa dạng.
Trên đây là Ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử và những nội dung pháp lý khác có liên quan mà Luật ACC đã nghiên cứu, tổng hợp để đưa đến cho quý bạn đọc. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin phía dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận