Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập cùng với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kiểm toán Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản trị. Pháp luật về kiểm toán được hình thành từ khá sớm và tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức kiểm toán như hiện nay. Vậy theo pháp luật, rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán là gì, ví dụ về rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
ví dụ về rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán
1. Rủi ro kiểm toán
- Rủi ro có sai sót trọng yếu: Rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu trước khi kiểm toán. Tại cấp độ cơ sở dẫn liệu, rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm hai bộ phận:
- Rủi ro tiềm tàng
- Rủi ro kiểm soát
- Rủi ro phát hiện: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại.
Việc xác định được rủi ro kiểm toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Xác định được vi phạm kiểm toán cần thiết với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính
- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra những sai phạm trọng yếu
- Xác định, lựa chọn ᴠà хâу dựng được thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp ᴠề phạm ᴠi, quy mô ᴠà thời gian ᴠận dụng các thủ tục kiểm toán.
2. Rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán
Căn cứ theo quy định tại Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, Rủi ro tiềm tàng được định nghĩa là khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay những thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng rẽ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan.
Rủi ro tiềm tàng chủ yếu đến từ các yếu tố nội tại của các doanh nghiệp, chẳng hạn như việc tính toán mức đọ phức tạp có thể sai sót nhiều hơn các tính toán đơn giản, khoản mục tiền thường gặp rủi ro mất cắp hơn các khoản mục khác, những tài khoản bao gồm các giá trị phát sinh từ các ước tính kế toán sẽ có rủi ro sai phạm cao hơn các nghiệp vụ thông thường…
Tuy nhiên, các nhân tố bên ngoài đôi khi cũng ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, ví dụ như sự phát triển về công nghệ có thể dẫn đến việc lỗi thời của một số sản phẩm cụ thể, làm cho hàng tồn kho có khả năng ghi nhận khống trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào bản chất ngành nghề, điều kiện kinh doanh cũng như một số nhân tố khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ có những rủi ro tiềm tàng khác nhau, kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá chứ không thể tác động vào rủi ro tiềm tàng.
Đặc trưng của loại rủi ro này là khó kiểm soát và khó có thể tác động được. Nhân viên kiểm toán chỉ có thể căn cứ vào các nguồn thông tin khác nhau (chẳng hạn như báo cáo tài chính của năm trước) để đánh giá khả năng tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng. Một số ví dụ vè rủi ro tiềm tàng có thể kể đến như sau:
Ở Việt Nam, một rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập có xu hương gia tăng đầu tiên phải kể đến là tình trạng chảy máu chất xám về nhân lực kiểm toán: Có hai xu hướng chảy máu chất xám nhân lực kiểm toán đó là chảy trong nội bộ ngành kiểm toán và chảy sang ngành nghề khác. Nguyên nhân xảy ra rủi ro này là do xu thế hội nhập làm gia tăng những dịch vụ và ngành nghề mới, kéo theo đó là cơ hội và triển vọng về thăng tiến và thu nhập mới ở mức cao.
Một rủi ro tiềm tàng khác là Áp lực cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán độc lập: Số lượng các công ty kiểm toán độc lập ngày càng tăng. Trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự xuất hiện của các thương hiệu có uy tín như PwC, Ernst&Young, Deloitte, KPMG, có thể nhận thấy xu hướng thâm nhập vào các nền kinh tế đang phát triển như nước ta của các tập đoàn kiểm toán trên thế giới có xu hướng gia tăng. Hiện nay trong tổng số hơn 157 công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động đã có nhiều tên tuổi mới như: BKR International, BDO International, Jenffrey Henry International, INPACT Asia Facific, UHY International.
3. Đặc điểm của rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá trong cả giai đoạn lập kế hoạch và cập nhật trong suốt quá trình kiểm toán.
Rủi ro tiềm tàng có khả năng xuất hiện cao hơn đối với các phép tính phức tạp hoặc các tài khoản phản ánh số liệu được hình thành từ các ước tính kế toán không chắc chắn.
Những yếu tố từ bên ngoài làm tăng rủi ro kinh doanh cũng có thể làm tăng rủi ro tiềm tàng như sự phát triển của khoa học và công nghệ có thể làm một sản phẩm nào đó trở nên lỗi thời, dẫn đến hàng tồn kho trên sổ kế toán bị phản ánh cao hơn giá trị thực tế.
Các yếu tố bên trong đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị có liên quan đến một số hoặc tất cả các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh cũng có thể ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu cụ thể, ví dụ trường hợp không có đủ nguồn vốn ngắn hạn hoặc sự suy thoái của ngành nghề sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề ví dụ về rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về ví dụ về rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận