Hiện nay, có rất nhiều hành vi vi phạm quyền liên quan của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất cũng như người biểu diễn không biết hết được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ có bị xâm phạm hay không? Bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ điều đó và nêu ví dụ về quyền liên quan đến quyền tác giả.
Một số quyền liên quan đến quyền tác giả
1. Quyền liên quan là gì?
Quyền liên quan trong Luật sở hữu trí tuệ là quyền liên quan đến quyền tác giả, được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền liên quan được phát sinh khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hay chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá được thực hiện hoặc được định hình mà không gây tổn hại đến quyền tác giả.
>>>Tìm hiểu thêm thông tin về quyền tác giả qua bài viết: Quyền tác giả là gì?
2. Hành vi xâm phạm quyền liên quan
Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của tổ chức tập thể, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, đoạn ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh phát chương trình mà đã được mã hóa.
Những hành vi xâm phạm quyền liên quan là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền liên quan. Cụ thể, dưới đây là các trường hợp được xem là hành vi được xem là hành vi xâm phạm quyền liên quan.
+ Chiếm đoạt quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, của người biểu diễn, tổ chức phát sóng.
+ Mạo danh danh tính của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
+ Không được sự cho phép của tổ chức sở hữu mà công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
+ Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của mọi người trong tổ chức đó.
+ Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được hoàn tất, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của những người trong tổ chức.
+ Lạm dụng hình thức điện tử dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
+ Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan, tổ chức thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của riêng mình.
+ Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép ở một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
+ Không được phép của người phân phối hợp pháp mà cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã.
Vậy các bạn đã hiểu qua về các hành vi và dưới đấy chúng tôi sẽ lấy ví dụ về quyền liên quan đến quyền tác giả để các bạn hiểu hơn nhé.
3. Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan
– Các trang web phát sóng lại các trận đấu thể thao trên toàn thế giới (Ngoại hạng Anh, Laliga, WCup…)
– Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng bị lừa bởi một nhóm người xưng là đại diện một công ty có chức năng cung cấp dịch vụ truyền thông. Mời ký hợp đồng ủy quyền khai thác trên nền tảng số về 3 tác phẩm của ông, hứa hẹn không ảnh hưởng tới hợp đồng ủy quyền trước đó với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi ủy quyền hai tháng theo thỏa thuận nhóm người này lại không gửi lại hợp đồng cho nhạc sĩ. Nhạc sĩ không liên lạc được cho bên họ, tìm đến địa chỉ thì được nhóm người đưa lại cho ông bản hợp đồng đã bị thay đổi nội dung về ủy quyền khai thác tuyển tập tác phẩm, không có tên tác giả nhạc và lời, không có đóng dấu và dấu giáp lai giữa các trang…
– Ở trường hợp khác, nhạc sĩ Minh Châu đã rất bất ngờ khi hàng chục video ca khúc mình thuộc chủ sở hữu lại được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội bị cảnh báo là vi phạm bản quyền. Nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ khác cũng đã bị tình trạng được báo vi phạm quyền tác giả âm nhạc trên nền tảng số và cũng không thể tìm ra người tố mình.
Bên cạnh đó, nhiều ca sĩ vẫn thiếu ý thức thực thi quyền tác giả âm nhạc, ngang nhiên hát lại tác phẩm mà không xin phép chủ sở hữu, trả phí bản quyền. Điển hình là ca khúc “Hoa nở không màu” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường có nhiều ca sĩ hát, đăng trên các trang nhạc trực tuyến, điều đó sẽ khiến tác giả bức xúc và cảm thấy không được tôn trọng.
Trên đây là vài ví dụ về quyền liên quan đến quyền tác giả. Chúng phải bị xử lý và đưa ra pháp luật như thế nào mới đúng nhất?
4. Hình thức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan
Ví dụ quyền liên quan đến quyền tác giả
Phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền liên quan như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên thật, bút danh tác giả, nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, không nêu tên tác phẩm trên bản sao, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa mà không được phép của chủ sở hữu, quyền liên quan;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không chấp thuận của chủ thể, chủ sở hữu.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý cắt ghép, chỉnh sửa gây tổn hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của tác giả.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc, bêu rao ý xấu tác phẩm gây phương hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của tác giả.
5. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
- Cuộc biểu diễn bao gồm: Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài; Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này; Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này; Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bản ghi âm, ghi hình bao gồm: Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá bao gồm: Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam; Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
- Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
- Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
XEM THÊM:>>>Nợ Chính phủ là gì? Tác động và các hình thức vay nợ của Chính phủ?
6. Câu hỏi thường gặp
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền khi nào?
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Điểm giống nhau của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả là gì?
– Quyền tác giả và quyền liên quan cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật. đạo đức.
– Căn cứ xác lập quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất cứ thủ tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ ngay khi ra đời mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính hay chính thức nào khác
+ Tuy nhiên, chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký. Ý nghĩa của việc đăng ký là đảm bảo quyền lợi của chủ thể khi có tranh chấp xảy ra.
– Đối với những quyền tài sản thuộc quyền tác giả và quyền liên quan, đây là quyền chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết thời hạn bảo hộ, chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng.
Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến quyền tác giả?
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Các hành vi sau được coi là xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả:
– Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- ...
Loại tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Pháp luật về quyền tác giả không liệt kê danh mục đầy đủ các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, nhưng trên thực tiễn pháp luật của tất cả quốc gia đều quy định sự bảo hộ cho các đối tượng sau:
• Tác phẩm văn học;
• Tác phẩm âm nhạc;
• Tác phẩm nghệ thuật;
• ...
Bạn còn gì thắc mắc? Bạn còn nỗi băn khoăn và chưa hiểu hết vấn đề? Vậy hãy liên hệ qua Website của chúng tôi: accgroup.vn để được giải quyết. Với chủ đề “ví dụ về quyền liên quan đến quyền tác giả” được viết ra với mong muốn vấn đề của bạn được giải quyết và giúp bạn tránh được những mối nguy hiểm và không để dễ dàng bị lừa.
Nội dung bài viết:
Bình luận