Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ về đặc điểm của thủ tục hành chính [cập nhật 2023]
Phân tích khái niệm thủ tục hành chính
– Cách thức: Gồm trình tự và nội dung:
+ Trình tự: Là cách sắp xếp các nội dung.
+ Nội dung: Số lượng hoạt động cụ thể; Quy định nội dung, mục đích của hoạt động; Quy định thẩm quyền thực hiện thủ tục; Hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu liên quan; Cách tiến hành, thời hạn, thời điểm.
– Chủ thể thực hiện thủ tục: cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ.
– Chủ thể tham gia thủ tục: cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ
– Đặc điểm:
+ Thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước (Chủ thể nhân danh nhà nước sử dụng quyền hành pháp).
+ Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định: quy phạm nội dung trực tiếp quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đặc biệt và chủ thể thường; quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung.
+ Thủ tục hành có tính mềm dẻo và linh hoạt: Thể hiện qua việc cải cách thủ tục hành chính. Hiện nay hầu hết mọi thủ tục hành chính đều có thể thực hiện online và thậm chí kết quả của những thủ tục này còn được giao tới tận tay của người yêu cầu thực hiện.
Ví dụ: Thủ tục cấp giấy đăng ký xe máy:
1- Đến CA quận xin đăng ký xe máy.
2- Điền vào đơn thông tin được phát tại CA quận.
3- Nộp đơn cho cán bộ đang làm nhiệm vụ có thẩm quyền.
4- Bấm số biển số xe máy.
5- Nhận giấy hẹn lấy giấy đăng ký xe.
6- Đến ngày hẹn, đến trụ sở công an quận đã làm thủ tục bên trên để nhận giấy đăng ký xe.
– Chủ thể thực hiện thủ tục: Cán bộ công an quận tiếp nhận đơn, Phó trưởng công an quận phụ trách.
– Chủ thể tham gia: Người chủ sở hữu xe máy đi làm giấy đăng ký xe.
Lấy 01 ví dụ về thủ tục hành chính từ đó phân tích các chủ thể của thủ tục hành chính đó?
Thủ tục cấp lại thẻ CCCD theo Luật Căn cước công dân 2014: Thủ tục hành chính là cách thực thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước gồm nội dung và trình tự thực hiện các nội dung đó (Số lượng hoạt động cụ thể; Quy định nội dung, mục đích của hoạt động; Quy định thẩm quyền thực hiện thủ tục; Hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu liên quan; Cách tiến hành, thời hạn, thời điểm.)
1- Những trường hợp đổi, cấp lại thẻ CCCD: Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014.
2- Thời hạn đổi, cấp lại CCCD: Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014.
3- Nơi làm thủ tục cấp lại CCCD: Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014.
4- Trình tự, thủ tục cấp lại CCCD:
– Bước 1: Điền vào tờ khai CCCD.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
– Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin.
– Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ.
– Bước 5: Nhận thẻ.
5- Lệ phí cấp lại CCCD: 70.000 đồng/CCCD.
Chủ thể thực hiện thủ tục: Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Chủ thể tham gia: Đối tượng thuộc các trường hợp tại điều 23 Luật Căn cước công dân có yêu cầu cấp lại CCCD.
Khái niệm Thế nào là thủ tục hành chính 1 cửa? Thủ tục hành chính 1 cửa liên thông? Nêu ví dụ và chỉ rõ sự khác biệt cơ bản giữa thủ tục hành chính 1 cửa với thủ tục hành chính 1 cửa liên thông?
Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính: Phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.
Ví dụ: Tới UBND xã để yêu cầu thực hiện thủ tục chứng thực chữ kí, bản photo CCCD, CMND …
Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính: Phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa.
Ví dụ: Thủ tục liên thông về đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú.
Bộ phận 1 cửa: Tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
Điểm khác biệt cơ bản giữa thủ tục hành chính 1 cửa và thủ tục hành chính 1 cửa liên thông: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai cơ chế này nằm ở sự phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Ví dụ, ở thủ tục hành chính một cửa, chỉ có 1 cơ quan hành chính nhà nước tham gia để giải quyết thủ tục – thủ tục chứng thực CCCD…; ở thủ tục 1 cửa liên thông – đăng ký khai tử, xoá đăng ký thường trú, những cơ quan như UBND cấp xã, Công an xã, Công an huyện, Sở Lao động – Thương binh & xã hội, Phòng Lao động – Thương binh & xã hội, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phối hợp cùng thực hiện thủ tục này.
Nội dung bài viết:
Bình luận