Hỗ trợ đầu tư là các biện pháp mà Nhà nước tạo cơ hội, cho phép nhà đầu tư được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất định như về tài chính, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ, … nhằm thu hút các các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc về vài ví dụ về các hình thức đầu tư. Mời bạn đọc cùng quan tâm và theo dõi.

Một Vài Ví Dụ Về Các Hình Thức Đầu Tư [Cập Nhật 2023]
1. Có các hình thức hồ trợ đầu tư nào?
Các hình thức hỗ trợ đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
(1) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
(2) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
(3) Hỗ trợ tín dụng;
(4) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
(5) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
(6) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
(7) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
>>>>>>Mời các bạn đọc thêm bài viết Thủ tục đăng ký góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại đây để biết thêm thông tin chi tiết: Thủ tục đăng ký góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Đối tượng được hỗ trợ đầu tư
Tại khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:
Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu tư
...
2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.
Từ quy định trên có thể thấy, hỗ trợ đầu tư không áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư. Tùy vào từng thời kỳ, Chính phủ sẽ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư đối với các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp công nghệ cao;
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Tổ chức khoa học và công nghệ;
- Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật;
- Các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Đầu tư theo hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp
3.1. Các hình thức góp vốn của NĐT nước ngoài:
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức góp vốn của NĐT nước ngoài gồm có:
(i) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
(ii) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hoặc
(ii) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp (i) và (ii).
3.2. Các hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐT nước ngoài:
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định các hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐT nước ngoài gồm có:
(i) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
(ii) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
(iii) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
(iv) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc những trường hợp nêu trên.
4. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:
(i) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(ii) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư.
Lưu ý: Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng sẽ khác nhau. Theo khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC như sau:
- Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư.
Tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2022
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Ví dụ về các hình thức đầu tư. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi ACC để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận