Pháp luật được đặt ra nhằm không thiên vị một ai, ai có hành vi vi phạm pháp luật đều bị pháp luật trừng trị. Pháp luật còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và mọi công dân đều phải tuân theo. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Ví dụ về bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
1. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là gì?
1.1. Quyền bình đẳng là gì?
Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư các con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.
1.2. Quyền bình đẳng trước pháp luật
Bình đẳng trước pháp luật được coi là một trong những nguyên tắc Hiến định, nó không chỉ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội". Theo đó, mọi công dân, nam, nữ, thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Khoản 1, điều 3, Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lí do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản".
- Điểm b, khoản 1, điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".
- Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: "Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này".
- Khoản 1 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: "Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân".
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì?
Nếu công dân có mức độ vi phạm khác nhau, tính chất và hành vi khác nhau sẽ phải chịu mức trách nhiệm pháp lý phù hợp.
3. Ví dụ về bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Ví dụ 1:
Anh H và anh K bị bắt quả tang về hành vi trộm cắp tài sản của người dân. Khi đưa ra xét xử toà án thấy hai người cùng thực hiện hành vi, cùng hỗ trợ cho nhau vì mục đích trộm cắp nên cả hai phải chịu mức án như nhau. Hơn nữa cả hai phải bồi thường cho người thiệt hại.
Ví dụ 2:
Anh A là con trai của chủ tịch tỉnh H, anh A cùng với chị D có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh A có tính chất dã man, còn chị D là đồng phạm. Vì thế toà tuyên án anh A là 2 năm 4 tháng tù còn chị D với mức án là 1 năm 7 tháng tù.
Như vậy có thể thấy toàn án căn cứ vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm để xác định hình phạt. Dù anh A là con trai chủ tịch tỉnh thì vẫn phải chịu mức án về hành vi của mình.
Ví dụ 3:
Doanh nghiệp T có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp T đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện được các hành vi trốn thuế trót lọt. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý nghiêm minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Ví dụ về bình đẳng về trách nhiệm pháp lý do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận