Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh năm 2023

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, có tính thời sự cao trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Bài viết này cung cấp những quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh
                                                               Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp những quy định và các dịch vụ về Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh theo quy định năm 2022. 

1. Khái niệm về Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

binh-tan-hcm-dv-an-uong-BO-NE-3-NGON-210x300

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong kinh doanh

  • Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi; sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản; không bao gồm thuốc dùng cho người, các chất gây nghiện và thuốc lá.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
  • Một số từ ngữ liên quan đến Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh:
    • Kiểm nghiệm thực phẩm
    • Kinh doanh thực phẩm 
    • Sản xuất thực phẩm 
    • Truy xuất nguồn gốc thực phẩm 
    • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.
    • Tiêu chuẩn GMP – Good Manufacturing Practices.
    • Tiêu chuẩn HACCP – (Hazard Analysis Critical Control Points).
    • Tiêu chuẩn ISO 22000.
    • Tiêu chuẩn BRC.
    • Tiêu chuẩn IFS.
    • Tiêu chuẩn SQF.

Để biết thêm thông tin về giấy chứng nhận thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết sau đây: giay chung nhan ve sinh an toan thuc pham

2. Điều kiện chung về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

Theo Mục 1, Chương IV Luật An toàn thực phẩm 2010, các điều kiện chung về đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh bao gồm:

  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm;
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp; có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại; nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu; chế biến; đóng gói; bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ; kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

  • Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; 
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
  • Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh;
  • Thu gom, xử l‎ý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

3. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

Một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh khi cơ sở đó được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm theo các điều kiện được quy định tại Luật An toàn thực phẩm.

  • Đối tượng được cấp là cơ sở kinh doanh có đủ điều bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010 và có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

4. Xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
  • Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
  • Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hình thức xử phạt bổ sung

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Biện pháp khắc phục hậu quả 

  • Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
  • Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
  • Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
  • Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
  • Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm; khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
  • Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
  • Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
  • Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.

Có thể bị xử lý hình sự về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

Khi có hành vi vi phạm các điều kiện luật định về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc vi phạm này đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đó sẽ chịu chế tài theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 119 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 2017 về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

5. Các dịch vụ của ACC liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

XIANG-YUAN-q7-cua-hang-an-uong-hcm-210x300

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong kinh doanh

  • Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm;
  • Dịch vụ thủ tục tự công bố sản phẩm;
  • Dịch vụ thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm;
  • Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Dịch vụ xin cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

6. Trình tự dịch vụ làm xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh của ACC

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho đơn vị đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh

  • Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

7. Những câu hỏi thường gặp khi vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ai cấp?

– Bộ Y tế
– Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Sở Nông nghiệp
– Sở Công Thương

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phếp an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…) ; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng.

Phí dịch vụ trọn gói chưa? Có cam kết ra giấy?

ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Có xuống cơ sở khảo sát không?

Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về khái niệm, điều kiện, hồ sơ, vi phạm được quy định có liên quan đến Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Nếu bạn ngần ngại với các thủ tục pháp lý thì hãy liên hệ với ACC - Chúng tôi cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh trong thời gian sớm nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo