Vật liệu làm con dấu

1. Hướng dẫn cách làm con dấu pháp nhân

Con dấu công ty là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Chúng được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp. Con dấu là vật được khắc chìm hoặc nổi theo yêu cầu, mục đích tạo hình cố định trên văn bản; thể hiện tính pháp lý, tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu, Khi đóng con dấu lên văn bản là xác lập giá trị pháp lý đối với văn bản đó.

Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:

"1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc đấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật."

Dấu công ty bao gồm:

- Dấu tròn: thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp; do doanh nghiệp phát hành. Con dấu tròn là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an; doanh nghiệp chỉ được sử dụng khi đã được cấp Giấy chứng nhận.

- Dấu vuông gồm các loại: Dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Có thể ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan nhà nước.

Đăng ký mẫu dấu là việc cá nhân/tổ chức sử dụng con dấu tiến hành đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký mẫu dấu theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Con dấu được coi là hợp pháp chỉ khi nó được đăng ký mẫu con dấu.

Có hai trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp con dấu:

- Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp chỉ được cấp con dấu sau khi đã hoàn thành đầy đủ thủ tục thành lập công ty.

- Trường hợp thứ hai: Doanh nghiệp được cấp con dấu sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.

 

2. Thủ tục khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Bước 1: Khắc dấu

Sau khi doanh nghiệp thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp), doanh nghiệp tự đi khắc con dấu của công ty tại cơ quan khắc dấu.

Thời gian: từ 01 - 02 ngày làm việc

Bước 2: Đăng bố cáo để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ gồm có:

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp;

- Biên bản về việc Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần;

- Quyết định về việc Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành: từ 03 - 05 ngày làm việc.

3. Vật liệu làm con dấu

Có thể khắc trên nhiều chất liệu như cao su, đá, gỗ, thủy tính, đá quý… và nhiều chất liệu khác như da, giấy… luôn tạo ra con dấu sắc nét, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ một.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo