Phần lớn những người đã vượt qua thi tuyển vào biên chế nhà nước sẽ làm việc, cống hiến cho đến khi nghỉ hưu. Vậy làm thế nào để được vào biên chế công an? Sau đây ACC sẽ Hướng dẫn vào biên chế công an [Cập nhật chi tiết 2023] đến các quý đọc giả. Mời các bạn tham khảo.

1. Biên chế là gì?
Biên chế là chỉ những vị trí làm việc lâu dài trong các cơ quan nhà nước được Quốc hội, Chính Phủ và Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt, quyết định thông qua thi tuyển và được quy hoạch trong bộ máy công chức, viên chức, hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.
Những người thuộc biên chế cơ quan nhà nước sẽ làm việc ở các cơ quan hành chính (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan Đảng, các đơn vị sự nghiệp công lập…
Biên chế là mong muốn của rất nhiều người bởi chế độ đãi ngộ, lương thưởng ổn định, thời gian làm việc lâu dài và đảm bảo thời hạn làm việc.
Phần lớn những người đã vượt qua thi tuyển vào biên chế nhà nước sẽ làm việc, cống hiến cho đến khi nghỉ hưu. Tuy nhiên hiện nay, nhà nước đang dần tiến tới tinh giảm biên chế và như vậy số lượng người lao động trong cơ quan nhà nước thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.
2. Biên chế áp dụng với đối tượng nào?
khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định biên chế trong tinh giản biên chế được sử dụng tại Nghị định này được hiểu gồm:
“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Từ quy định này, các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Trong đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước… trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan Nhà nước, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019).
Nhưng thông thường, viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ được coi là biên chế. Theo đó, hiện nay, chỉ có ba trường hợp viên chức sau đây được hưởng biên chế:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nếu đáp ứng điều kiện;
- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
- Người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có thể hiểu biên chế là số lượng người làm việc trong cơ quan Nhà nước, mang tính chất ổn định, lâu dài, vô thời hạn và được duy trì công việc, chế độ lương, phụ cấp đến khi nghỉ hưu và áp dụng với cán bộ, công chức cùng 03 đối tượng viên chức nêu trên.
3. Xét biên chế ngành Công an nghĩa vụ 2022
3.1 Đối tượng xét biên chế ngành Công an
Các đối tượng xét biên chế ngành Công an là:
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển
- Học sinh trường văn hóa
- Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.
- Với công dân nam:
- Trong độ tuổi nhập ngũ
- Đã đăng ký nghĩa vụ quân sự
- Với công dân nữ:
- Tự nguyện thực hiện nghĩa vụ tham gia công ann nhân dân
- Trong độ tuổi nhập ngũ theo quy định
- Đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân
- Công an nhân dân có nhu cầu tuyển chọn.
3.2 Điều kiện dự tuyển xét biên chế
- Đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an có thời gian công tác từ 15 tháng trở lên tính đến tháng thi tuyển; phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển.
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 1 năm đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
- Trong những năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương đạt học lực khá trở lên. Trong đó:
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, học sinh Trường Văn hóa từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường Công an nhân dân đạt từ 6,5 điểm trở lên
- Đủ sức khỏe tuyển vào Công an nhân dân theo quy định tiêu chuẩn về sức khỏe.
4. Điều kiện xét tuyển nghĩa vụ công an
Theo Điều 5 Nghị định 129/2015/NĐ-CP, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có lý lịch rõ ràng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Tốt nghiệp trung học phổ thông. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân.
- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trên đây là bài viết về Hướng dẫn vào biên chế công an [Cập nhật chi tiết 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận