Hướng dẫn vào biên chế bệnh viện [Cập nhật chi tiết 2024]

Phần lớn những người đã vượt qua thi tuyển vào biên chế nhà nước sẽ làm việc, cống hiến cho đến khi nghỉ hưu. Vậy làm thế nào để được vào biên chế bệnh viện? Sau đây ACC sẽ Hướng dẫn vào biên chế bệnh viện [Cập nhật chi tiết 2023] đến các quý đọc giả. Mời các bạn tham khảo.
Quy trình khám bệnh và những điều cần lưu ý
Hướng dẫn vào biên chế bệnh viện [Cập nhật chi tiết 2023]

1. Biên chế là gì?

Biên chế là chỉ những vị trí làm việc lâu dài trong các cơ quan nhà nước được Quốc hội, Chính Phủ và Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt, quyết định thông qua thi tuyển và được quy hoạch trong bộ máy công chức, viên chức, hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.

Những người thuộc biên chế cơ quan nhà nước sẽ làm việc ở các cơ quan hành chính (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan Đảng, các đơn vị sự nghiệp công lập…

Biên chế là mong muốn của rất nhiều người bởi chế độ đãi ngộ, lương thưởng ổn định, thời gian làm việc lâu dài và đảm bảo thời hạn làm việc.

Phần lớn những người đã vượt qua thi tuyển vào biên chế nhà nước sẽ làm việc, cống hiến cho đến khi nghỉ hưu. Tuy nhiên hiện nay, nhà nước đang dần tiến tới tinh giảm biên chế và như vậy số lượng người lao động trong cơ quan nhà nước thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.

2. Biên chế áp dụng với đối tượng nào?

khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định biên chế trong tinh giản biên chế được sử dụng tại Nghị định này được hiểu gồm:

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Từ quy định này, các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước… trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan Nhà nước, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019).

Nhưng thông thường, viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ được coi là biên chế. Theo đó, hiện nay, chỉ có ba trường hợp viên chức sau đây được hưởng biên chế:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nếu đáp ứng điều kiện;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có thể hiểu biên chế là số lượng người làm việc trong cơ quan Nhà nước, mang tính chất ổn định, lâu dài, vô thời hạn và được duy trì công việc, chế độ lương, phụ cấp đến khi nghỉ hưu và áp dụng với cán bộ, công chức cùng 03 đối tượng viên chức nêu trên.

3. Vào biên chế bệnh viện

Vào biên chế là từ được sử dụng rất nhiều khi được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đề cập đến định nghĩa của biên chế. Cụ thể:

1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu, biên chế là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp có thẩm quyền (hiện nay là Bộ Nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ…) giao, quyết định. Những người thuộc biên chế sẽ được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Do đó, không căn cứ vào loại hợp đồng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được ký với cơ quan có thẩm quyền, miễn đều thuộc số lượng người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được giao thì đều được xem là vào biên chế.

Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg, tổng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chính phủ… không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ 2022 - 2026 là 103.300 biên chế (đến hết năm 2026).

Trong đó:

- Cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế.

- Cơ quan đại diện ở nước ngoài của Việt Nam: 1.068 biên chế.

- Hội quần chúng được giao nhiệm vụ ở Trung ương: 686 biên chế.

Thì định nghĩa biên chế nêu trên có thể hiểu định nghĩa vào biên chế là gì. Theo đó, vào biên chế là việc một cá nhân được bổ nhiệm làm cán bộ hoặc tuyển dụng làm công chức, viên chức hoặc được ký hợp đồng làm việc với các cơ quan Nhà nước.

Thực tế, nhiều người xem vào biên chế là sự đảm bảo cho công việc ổn định, lương, thưởng cố định, thậm chí là từ khi bắt đầu làm việc đến khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiện nay, ngoài biên chế thì còn có tinh giản biên chế và Luật Viên chức mới đã bỏ quy định liên quan đến “biên chế suốt đời”. Cụ thể:

- Tinh giản biên chế là việc loại ra khỏi biên chế nhưng người dôi dư, không đáp ứng điều kiện, yêu cầu của công việc, không tiếp tục bố trí công tác khác và được hưởng chế độ giành cho người bị tinh giản biên chế.

- Bỏ biên chế suốt đời: Theo Luật Viên chức sửa đổi 2019, hiện nay không còn hợp đồng không xác định thời hạn với viên chức mới được tuyển dụng trừ 03 đối tượng sau đây:

Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2022;

Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

Người được tuyển dụng vào viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Quy định của pháp luật về biên chế đối với công chức, viên chức

Trong Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức (Nghị định 62), Điều 4. Biên chế công chức được xác định căn cứ vào:

1- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

2- Mức độ hiện đại hóa về phương tiện làm việc, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin;

3- Thực tế hóa việc sử dụng biên chế công chức được giao;

4- Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài căn cứ quy định tại các điều 1, 2, 3 trên còn phải căn cứ vào diện tích tự nhiên, quy mô dân số, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Trên đây là bài viết về Hướng dẫn vào biên chế bệnh viện [Cập nhật chi tiết 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo