Vận tải đường hàng không

Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và các văn bản hướng dẫn, kinh doanh vận chuyển hàng hóa nói riêng và kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện (hay còn gọi là các hãng hàng không). Theo đó, chủ thể được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải là các hãng hàng không, bao gồm hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài.

Vận tải đường hàng không

Vận tải đường hàng không

1. Vận chuyển hàng không là gì?

Vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển sử dụng máy bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa (Cargo Aircraft hay Freighter) hoặc chở trong phần bụng máy bay dân dụng (Passenger Plane). Tính đến nay, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị. Theo hãng chế tạo máy bay Boeing thống kê, trong năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu và máy bay hành khách đảm nhiệm 40% còn lại.

2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là như thế nào?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những hình thức vận chuyển có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực logistics hiện nay. Hình thức vận chuyển này mang đến rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Để có được quyết định có nên lựa chọn hình thức vận tải này hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin ngay sau đây.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hay còn được hiểu đơn giản là sử dụng các phương tiện máy bay để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói kĩ càng và cho lên các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thương mở cửa giữa khu vực các nước, hình thức vận chuyển này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, do đặc tính riêng biệt của ngành hàng không có nên phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, thời gian giao hàng gấp rút. Có thể kể đến một số ngành hàng như sau:

  •  Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh
  •  Động vật sống, nội tạng người, hài cốt
  •  Dược phẩm
  •  Những món đồ giá trị (vàng, kim cương, đồ cổ)
  •  Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)
  •  Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang)
  •  Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô)

4. Các bên tham gia trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

bwD8fwAsGO2m3vvgbgAAAABJRU5ErkJggg==

Xét theo góc độ của người gửi hàng, bạn sẽ thấy có rất nhiều bên tham gia:

Các công ty bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: EMS, Viettel

Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg. Và họ cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.

Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phong bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình. Và họ cũng có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS

Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker

Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator), sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.

Theo thống kê của Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), các công ty fowarder chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận các lô hàng theo phương thức door-to-door cho khách hàng của mình. Còn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc chuyển hàng từ airport-to-airport.

Vì vậy, tùy theo nhu cầu và đặc điểm hàng hóa cụ thể, bạn có thể sử dụng các dịch vụ như:

  • Vận chuyển hàng không nội địa
  • Vận chuyển hàng không quốc tế
  • Chuyển phát nhanh hàng không

5. Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Chi phí cho mỗi kg hàng là bao nhiêu sẽ tùy chủng loại hàng hóa, yêu cầu về thời gian, loại hình chuyên chở bằng đường biển hay đường hàng không, nơi đến cụ thể ... lúc ấy giá cước sẽ được điều chỉnh phù hợp có lợi nhất cho khách hàng.

Hãy gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất cho quý khách hàng về định khoản, hạch toán chi phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, hàng đi bán, mua, góp vốn, hàng xách tay đúng với quy định hàng không, hàng hải.

Cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài bằng đường biển theo mét khối của kiện hàng:

(Dài x Rộng x Cao) = Số mét khối (m3). Tính tiền trên mỗi mét khối.

Cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không dựa vào trọng lượng gồm 2 phần:

K1 = ( Dài x Rộng x Cao ) / 5000 ; đơn vị tính là centimet khối sau đó chia 5000 sẽ ra trị số khối lượng K1

K2 là khối lượng thực của kiện hàng khi cân.

So sánh K1 và K2, nếu giá trị nào lớn hơn thì tính tiền theo số đó.

Cước vận chuyển bằng tàu biển sẽ rẻ hơn cước máy bay khi quý khách có hàng nặng ký, cồng kềnh. Tức là, kiện hàng từ 251kg hoặc 1,5cmb trở lên thì gửi bằng đường biển sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với đường hàng không. Một yếu tố cần cân nhắc khác là thời gian lãnh hàng từ phía nước ngoài, nếu khẩn cấp, cần nhận hàng sớm thì chuyển đi bằng máy bay là bắt buộc. Bởi vì, thời gian hàng đến nơi sẽ khá lâu (xấp xỉ 1 tháng) nếu gửi đi bằng đường biển qua Mỹ, Canada, Úc, ...

6. Quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

J+WtMOX8vY8LAivLryWNrB1VxPf8XHGoEUMjsELEAAAAASUVORK5CYII=

Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và các văn bản hướng dẫn, kinh doanh vận chuyển hàng hóa nói riêng và kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện (hay còn gọi là các hãng hàng không). Theo đó, chủ thể được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải là các hãng hàng không, bao gồm hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài.

Điều kiện chung để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
  • Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
  • Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
  • Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
  • Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
  • Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam

Ngoài các điều kiện chung, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về điều kiện riêng cho mỗi hãng hàng không:

6.1. Hãng hàng không Việt Nam

Điều kiện về vốn: vận chuyển hàng không là ngành dịch vụ đòi hỏi có sự đầu tư lớn về máy móc trang thiết bị, không chỉ phương tiện vận chuyển, trang thiết bị mặt đất cũng khá tốn kém.

Theo quy định của pháp luật hiện hành để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không nhà đầu tư- hãng hàng không khi kinh doanh vận chuyển sử dụng từ 1 đến 10 máy bay và khai thác thị trường vận chuyển hàng không nội địa phải có vốn điều lệ ít nhất 200 tỷ Việt Nam Đồng và 500 tỷ Việt Nam đồng cho việc khai thác thị trường vận chuyển hàng không quốc tế. Nếu sử dụng số lượng máy bay khai thác lớn hơn 10 chiếc, các hãng hàng không phải đáp ứng một lượng vốn pháp định lớn hơn theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP.

6.2. Hãng hàng không nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền khai thác vận chuyển hàng không nội địa là được giành cho các hãng hàng không Việt Nam. Hãng hàng không quốc tế chỉ được khai thác vận chuyển hàng không nội địa trong trường hợp vì mục đích phòng chống, khắc phục thiên tai dịch bệnh và viện trợ nhân đạo khẩn cấp, phải được sự chấp thuận của Bộ giao thông vận tải. Đây là quy định khá phổ biến mà các quốc gia thường áp dụng điển hình là Mỹ.

Ngoài điều kiện về vốn pháp định như theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP, hãng hàng không nước ngoài khi thành lập tại Việt Nam còn phải tuân thủ về tỷ lệ góp vốn: bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng hàng không, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ. Người đại diện theo pháp luật của hãng phải là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.

7. Câu hỏi thường gặp

1. Các loại máy bay phổ biến là gì?

Các loại máy bay phổ biến bao gồm:

* Máy bay chở khách: Dùng để vận chuyển hành khách.
* Máy bay chở hàng: Dùng để vận chuyển hàng hóa.
* Máy bay vận tải quân sự: Dùng để vận chuyển quân trang, quân dụng.
* Máy bay cứu hộ: Dùng để cứu hộ, cứu nạn.

2. Các tuyến đường hàng không phổ biến là gì?

Các tuyến đường hàng không phổ biến bao gồm:

* Tuyến đường hàng không quốc tế: Kết nối các quốc gia trên thế giới.
* Tuyến đường hàng không nội địa: Kết nối các thành phố trong cùng một quốc gia.
* Tuyến đường hàng không chuyên tuyến: Kết nối các thành phố cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (721 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo