Văn phòng thừa phát lại tại quận 1 - Công ty Luật ACC

Chế định Thừa phát lại đã có từ lâu và hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chế định Thừa phát lại đã tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của chính quyền Cách mạng. Sau một thời gian dài vắng bóng, từ năm 2010, chế định này được nghiên cứu, thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh như một giải pháp hỗ trợ cho công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, với nhiều người dân, thậm chí không ít cơ quan, tổ chức vẫn còn xa lạ với vai trò của thừa phát lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Văn phòng thừa phát lại tại quận 1.

Post Thumb Cong Ty Luat

Văn phòng thừa phát lại tại quận 1

1. Khái quát về Văn phòng Thừa phát lại

- Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

- Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

2. Văn phòng thừa phát lại tại quận 1

Đến nay, tại địa bàn quận 1 mới chỉ một văn phòng thừa phát lại được thành lập, đó là văn phòng thừa phát lại quận 1. Văn phòng Thừa Phát Lại Quận 1 được Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy đăng ký hợt động số: 41.01.0005/TP-TPL-ĐKHĐ lần 1 ngày 21/05/2010, lần 4 ngày 11/11/2019.

  • Địa chỉ: 87 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: (028) 38206999
  • Gmail. [email protected]
  • Trưởng Văn phòng: Nguyễn Thị Hạnh

Trong quá trình gần 10 năm thành lập và phát triển, VP Thừa phát lại Quận 1 đã đạt một số thành tích nổi bật:

  • Tống đạt hàng trăm ngàn văn bản của Tòa án, cơ quan Thi hành án;
  • Lập vi bằng hơn 10.000 trường hợp
  • Xác minh điều kiện thi hành án 80 vụ;

Trực tiếp thi hành án xong 30 vụ.Chức năng lập vi bằng được xem là thế mạnh của Thừa phát lại bởi lẽ không có một cơ quan nào giúp người dân xác lập chứng cứ theo yêu cầu để tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch dân sự với thủ tục giản đơn và không hạn chế thời gian.

Văn phòng Thừa phát lại đã lập một số vi bằng có giá trị chứng cứ, gây tiếng vang lớn cả trong nước và quốc tế như: việc lập vi bằng góp phần cho UBND tỉnh Đắk Lắk thắng vụ khiếu kiện đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột tại Trung Quốc…ngoài ra Vi bằng còn góp phần tạo lập chứng cứ với cả những khách hàng đặc biệt như các hoa hậu, ca sỹ, nhạc sỹ, các doanh nhân nổi tiếng nhằm bảo vệ thương hiệu, hình ảnh, bản quyền trong hoạt động hành nghề, trong kinh doanh.

Đặc biệt, VP Thừa phát lại Quận 1 đã ngăn chặn 01 doanh nhân nước ngoài xuất cảnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất nhằm trốn tránh thực nghĩa vụ trả nợ trong một vụ án, và khi bị ngăn chặn doanh nhân này đã nhanh chóng trả tiền trong vòng 10 ngày trước sự thán phục và bất ngờ của người yêu cầu thi hành án.

3. Những điều cần lưu ý văn phòng thừa phát lại

Trong quá trình thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Tổ chức hành nghề thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hp danh.

– Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại:

Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhm ln với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quc, không được vi phạm truyn thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thun phong mỹ tục của dân tộc.

– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại:

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định 08/2020.

– Trụ sở chính văn phòng thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tc tự chủ v tài chính.

Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị phụ thuộc văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Văn phòng thừa phát lại tại quận 1. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo