Hiện nay xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều nhu cầu để phục vụ đời sống của người dân cũng dần tăng lên. Trong đó, các thủ tục về hành chính như công chứng giấy tờ cũng theo đó mà tăng lên. Sự thành lập và xuất hiện ngày càng nhiều các văn phòng công chứng là một trong những vấn đề thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vậy, Văn phòng công chứng Tân Phú là những văn phòng nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Văn phòng công chứng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, sửa đổi bổ sung 2018 thì Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014, sửa đổi bổ sung 2018, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:
- Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.
- Không có thành viên góp vốn.
- Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.
- Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.
Một số chức năng của Văn phòng công chứng có thể kể đến như:
- Văn phòng công chứng có chức năng xác thực và chứng nhận tính chính xác của hồ sơ. Đồng thời xác minh tính hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng văn bản hoặc giấy tờ, …
- Văn phòng công chứng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các cuộc giao kết hợp đồng hợp giao dịch.
- Văn phòng công chứng có thể giúp phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất và bảo vệ các quyền cùng lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ. Từ đó giúp góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển ổn định và vững mạnh.
Điều 22 Luật Công chứng 2014, sửa đổi bổ sung 2018 quy định về Văn phòng công chứng như sau:
- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
- Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. Con dấu của Văn phòng công chứng không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
2. Chế độ làm việc của văn phòng công chứng
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước. Hiện nay, không có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước. Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.
Thông thường, các cơ quan Nhà nước cũng như các Văn phòng công chứng đều có giờ làm việc như sau:
- Làm các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.
- Giờ làm buổi sáng: Từ 8 giờ - 12 giờ.
- Giờ làm buổi chiều: Từ 13 giờ - 17 giờ.
Tuy nhiên, một số cơ quan tại TP. Hà Nội và TP. HCM làm việc cả sáng thứ Bảy.
Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có quyền "Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân."
Do đó, thông thường Văn phòng công chứng sẽ làm việc theo giờ hành chính của cơ quan Nhà nước nhưng nếu theo yêu cầu của người dân thì có thể làm việc thứ Bảy và Chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính.
3. Văn phòng công chứng Tân Phú
Văn phòng công chứng Tân Phú là một trong những văn phòng công chứng đầu tiên được phép thành lập và hoạt động trên địa bàn quận Tân Phú; đây là nơi mang tính quyền lực của Nhà nước với đầy đủ mọi chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm như một phòng công chứng. Một số dịch vụ, lĩnh vực công chứng nổi bật tại đây: công chứng, chứng nhận tất cả các giao dịch, hợp đồng; lập di chúc, khai di sản thừa kế về động sản và bất động sản,…
Trưởng văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng Tân Phú là Ông Vũ Minh Tiệm.
Văn phòng công chứng Tân Phú có địa chỉ nằm tại số 677 Lũy Bán Bích, Hòa Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 6267 3081
Mã số thuế: 0312073236
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề Văn phòng công chứng Tân Phú, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về Văn phòng công chứng Tân Phú vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận