Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác
Vận chuyển hàng hoá không có giấy tờ
1. Hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam như sau:
- Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa..
- Hàng hóa được vận chuyển để xuất khẩu mà không có tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát theo quy định.
- Hàng hóa nhập khẩu đang vận chuyển về địa điểm làm thủ tục hải quan mà không có đầy đủ các loại chứng từ phải nộp để làm thủ tục hải quan.
- Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông trong thị trường nội địa theo quy định.
- Vận chuyển hàng hóa là lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; Gỗ không có dấu búa kiểm lâm đối với loại gỗ theo quy định của pháp luật phả.
- Hàng hóa sản xuất, vận chuyển kinh doanh nội địa khác không có hoặc không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp.
- Vận chuyển hàng hóa khác không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 23/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam như sau:
Phạt tiền đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa hoặc đối với hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền, kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đến dưới 70.000.000 đồng;
Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Các loại giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa, hành khách là gì?
Trả lời: Các loại giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa, hành khách được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật liên quan, tùy thuộc vào phương thức vận tải, loại hàng hóa, hành khách vận chuyển.
Ví dụ:
- Đối với vận tải hàng hóa bằng đường bộ, các loại giấy tờ cần thiết bao gồm:
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa (hoá đơn, chứng từ thu mua, vận chuyển,…)
- Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa (giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy phép nhập khẩu,…)
- Giấy tờ chứng minh điều kiện an toàn của hàng hóa (giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật,…)
- Đối với vận tải hành khách bằng đường bộ, các loại giấy tờ cần thiết bao gồm:
- Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện
- Giấy tờ tùy thân của hành khách
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hành khách
Câu hỏi 2: Hành vi vận chuyển không có giấy tờ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Hành vi vận chuyển không có giấy tờ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Mức phạt tiền cụ thể tùy thuộc vào loại giấy tờ không có, loại hàng hóa, hành khách vận chuyển,…
Ví dụ:
- Đối với vận tải hàng hóa bằng đường bộ, hành vi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ thu mua, vận chuyển,… bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Đối với vận tải hành khách bằng đường bộ, hành vi vận chuyển hành khách không có giấy tờ tùy thân bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Câu hỏi 3: Hành vi vận chuyển không có giấy tờ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trả lời: Hành vi vận chuyển không có giấy tờ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới
- Vận chuyển hàng hóa độc hại, nguy hiểm
- Vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông
- Vận chuyển người trái phép
Nội dung bài viết:
Bình luận