Văn bản thỏa thuận cổ đông mới nhất [Cập nhật 2024]

Thỏa thuận cổ đông trong thực tiễn kinh doanh đã ghi nhận rất nhiều thỏa thuận cổ đông được ký kết, không chỉ với vai trò là những người thành lập ra công ty mà còn là những thỏa thuận giữa các cổ đông ngay cả sau khi công ty đã đi vào hoạt động. Sau đây, ACC xin giới thiệu đến quý bạn đọc Văn bản thỏa thuận cổ đông mới nhất.

Khang Cao La Gi
Văn bản thỏa thuận cổ đông

1. Thỏa thuận cổ đông là gì?

Thỏa thuận cổ đông (“Shareholder Agreement“) trong công ty thường ít xuất hiện trong các văn bản pháp luật và đây được coi như một thuật ngữ pháp lý. Hầu hết các quốc gia đều không có định nghĩa rõ ràng về thỏa thuận cổ đông nhưng lại mô tả khá chi tiết về nội dung, hình thức hay hiệu lực để thông qua các quy định về từng loại thỏa thuận cổ đông..

Ở Việt Nam, thỏa thuận cổ đông cũng không được viện dẫn trong bất kỳ một điều luật cụ thể nào. Tuy nhiên từ thực tiễn đầu tư kinh doanh những năm gần đây cho thấy Thỏa Thuận Cổ Đông ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Và trên thực tế Thỏa Thuận Cổ Đông này chỉ được ký riêng giữa một số thành viên hoặc được kí giữa các cổ đông có giá trị ràng buộc giữa các thành viên hoặc các cổ đông đó.

Nếu như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ công ty được xem là những văn kiện pháp lý bắt buộc và cấu thành nên công ty thì thỏa thuận của các cổ đông cũng là một trong những hồ sơ tài liệu không kém phần quan trọng mà trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào một công ty, những nhà đầu tư sẽ phải soạn thảo và ký kết với nhau. Trong điều lệ của công ty và thỏa thuận cổ đông thực chất đều chỉ xoay quanh việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông hay cổ đông với công ty hay quyền của cổ đông hay những vấn đề quản lý công ty và là cơ sở để thực hiện giải quyết những khúc mắc và những tranh chấp nếu xảy ra trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động công ty.

Thực tế cho thấy trong điều lệ công ty cũng chính là một loại thỏa thuận giữa các cổ đông nhưng là thỏa thuận được cam kết bởi tất cả các cổ đông của công ty (ngay cả những cổ đông tham gia sau vào công ty cũng phải tuân thủ thực hiện) và được thỏa thuận tại thời điểm thành lập công ty. Còn thỏa thuận cổ đông chỉ được hiểu theo nghĩa rộng chính là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều hay tất cả các cổ đông về những vấn đề liên quan đến nội bộ của công ty. Vì vậy, giữa hai văn bản này vẫn có sự khác biệt cụ thể:

Thứ nhất, không giống như điều lệ công ty, thỏa thuận về cổ đông không phải là tài liệu bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Thỏa thuận cổ đông sẽ chỉ được lập khi các cổ đông thấy sự cần thiết. Thỏa thuận của cổ đông có thể sẽ được ký kết tại thời điểm trước hoặc sau khi công ty được thành lập.

Thứ hai, thỏa thuận giữa các cổ đông thông thường được các cổ đông tham gia ký kết và giữ bí mật vì nó không phải là tài liệu có nghĩa vụ phải công bố cho bên thứ ba biết. Đây có thể được xem là một lý do mà mặc dù đã có điều lệ công ty quy định nhưng cổ đông vẫn có nhu cầu để thực hiện ký kết thỏa thuận cổ đông nhằm đem lại những quyền lợi đặc thù cho cổ đông tham gia thỏa thuận và điều đó lại được giữ bí mật.

Thứ ba, nếu như điều lệ của công ty được ví như bản hiến pháp của công ty vì nó ràng buộc tất cả các cổ đông công ty cũng như chính công ty đó phải có sự tuân thủ thì thỏa thuận cổ đông ngược lại; thỏa thuận cổ đông chỉ có ràng buộc những chủ thể tham gia thỏa thuận. Ngoài ra trong nội dung điều lệ công ty còn có hiệu lực đối với bên thứ ba thì ngược lại, bên thứ ba có thể không biết và không có nghĩa vụ phải biết có sự tồn tại của thỏa thuận giữa các cổ đông.

Thứ tư, trong điều lệ công ty là văn kiện bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp nên pháp luật có quy định về các điều khoản tối thiểu cần có trong một bản điều lệ và sẽ phải được thông qua hoặc đăng ký bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó, nội dung của thỏa thuận cổ đông, điều khoản của thỏa thuận hoàn toàn do các bên tham gia quyết định lựa chọn. Như vậy, rõ ràng dưới góc độ về pháp luật doanh nghiệp, thì thỏa thuận cổ đông sẽ là một văn bản pháp lý khác biệt với điều lệ của công ty, không bắt buộc và chỉ thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận.

Tóm lại, thỏa thuận cổ đông là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều các cổ đông của công ty về vấn đề liên quan đến công ty và/hoặc quyền lợi của cổ đông công ty. Thỏa thuận cổ đông có thể được lập trước hoặc sau khi công ty thành lập, trong đó, quy định về bổ sung và /hoặc cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số điều khoản đặc thù nhằm gia tăng nội dung quyền lợi cho một nhóm cổ đông tham gia thỏa thuận hoặc nhằm góp phần quản trị công ty một cách hiệu quả, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi có xung đột nội bộ.

2. Soạn thảo thỏa thuận cổ đông

THỎA THUẬN CỦA CỔ ĐÔNG VỀ GÓP VỐN VÀ LIÊN DOANH
THỎA THUẬN CỦA CỔ ĐÔNG VỀ GÓP VỐN VÀ LIÊN DOANH này (gọi tắt là “Thỏa Thuận”)  này được soạn và ký ngày [ ], tại Hà Nội căn cứ theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp ban hành ngày [ ] giữa các bên sau đây:

(1)  [ ], một công ty thành lập tại Việt Nam có địa chỉ đăng ký tại số [ ], giấy đăng ký kinh doanh số [ ], đại diện bởi ông/ bà [ ],  chức vụ [ ] (“Bên A”),

(2)  [ ] được thành lập tại [ ], có số đăng ký: [ ]  và địa chỉ đăng ký là [ ], đại diện bởi ông/ bà [ ],  chức vụ Giám Đốc (“Bên B”)

XÉT RẰNG:
(A)   Các bên góp vốn sẽ thành lập Công ty [ ] (“Công ty”), do Bên A sở hữu [ ]% và Bên B sở hữu [ ]% vốn Điều Lệ, trong đó Bên A giá trị lợi thế kinh doanh cùng với tài sản hữu hình trên đất gồm các tòa nhà của Khu Du Lịch [ ] cùng các tài sản khác và tiền; Bên B góp vốn bằng tiền mặt. Các bên góp vốn mong muốn phát triển Khu Du Lịch [ ] thành khu du lịch cao cấp 6 sao bao gồm các cơ sở du lịch cao cấp và nhà hàng như các cơ quan thẩm quyền cho phép.
Các bên đồng ý thời gian liên doanh sẽ là [ ] năm nếu dự án được giao đất theo dạng đất thuê hoặc [ ] năm nếu là đất giao sử dụng ổn định lâu dài có trả tiền thuê đất.
(B)  Khu du lịch đề cập ở trên sẽ do các bên góp vốn sở hữu và quản lý theo tỉ lệ vốn góp là [ ]. Các bên mong muốn Công ty được điều hành và quản lý theo phương thức qui định tại Hợp đồng này:
CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐÃ ĐỒNG Ý:
ĐIỀU 1. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1.1.  Trong hợp đồng này, khi ngữ cảnh yêu cầu, các từ và các cụm từ sau đây sẽ có ý nghĩa như sau:
1.1.1.  “Điều lệ” nghĩa là Điều lệ của Công ty (hoặc sự sửa đổi sau đó phù hợp với Hợp đồng này) và bất cứ đề cập nào đến “Điều khoản” sẽ là đề cập đến điều khoản của Điều lệ
1.1.2.  “Hội đồng thành viên Công ty” nghĩa là hội đồng gồm các đại diện cho các bên góp vốn của Công ty (“Hội đồng thành viên”), có thẩm quyền cao nhất theo luật doanh nghiệp trong việc điều hành và quản lý kinh doanh Công ty, và trong việc chỉ đạo Ban Đại Diện HĐTV công ty điều hành kinh doanh hàng ngày. Các bên có thể đơn phương chỉ định một Đại Diện Độc Lập tham gia vào hội đồng theo từng thời điểm.
1.1.3.  “Ngày làm việc” nghĩa là ngày mà các ngân hàng ở Việt Nam mở cửa giao dịch kinh doanh.
1.1.4.  “Đại diện của Bên A” nghĩa là đại diện do Bên A chỉ định tham gia Hội đồng thành viên như là Thành Viên Hội Đồng Thành Viên hoạt động theo chỉ đạo của Bên A.
1.1.5.  “Vốn góp ban đầu” nghĩa là việc hoàn thành góp vốn lần đầu của Bên A và Bên B theo Điều lệ (được coi là bao gồm cả phí, chi phí do bất cứ bên góp vốn nào trả cho kiến trúc sư để thiết kế và qui hoạch Khu du lịch cũng như bất cứ chi phí nào để thành lập Công ty);
1.1.6.  “Đại diện của Bên B” nghĩa là một hoặc hai đại diện do Bên B chỉ định tham gia làm thành viên của Hội đồng thành viên hoạt động theo chỉ đạo của Bên B;
1.1.7.  “Các bên” nghĩa là các bên trong hợp đồng này/hoặc các bên góp vốn của Công ty và “Bên” nghĩa là bất cứ bên nào trong các bên bao gồm bất cứ ai trở thành thành viên của Công ty trong tương lai và đồng ý bị ràng buộc bởi các qui định của hợp đồng này bằng việc ký và gửi bản “Thỏa thuận gia nhập” cho Công ty;
1.1.8.  “Các bên góp vốn”  nghĩa là Bên A và Bên B và “Bên góp vốn” nghĩa là hoặc Bên A hoặc Bên B, tùy theo từng ngữ cảnh
1.2.  Ngoại trừ ngữ cảnh yêu cầu khác, các từ số ít bao gồm cả số nhiều và ngược lại và các từ mang nghĩa một giống sẽ bao gồm mọi giống.
ĐIỀU 2. THÀNH LẬP CÔNG TY SỞ HỮU CHUNG
2.1.  Các bên góp vốn đồng ý thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn tên là Công Ty  hay (“[ ] Resort” bằng tiếng Anh) kinh doanh phát triển bất động sản với hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ du lịch (sau đây gọi tắt là “Công ty”). Công ty sẽ tiếp quản Khu Du Lịch, các công trình xây dựng và tất cả khu vực xung quanh để tiến hành kinh doanh liên quan theo hợp đồng này một cách độc lập, tách biệt với các hoạt động kinh doanh còn lại của Bên A và Bên B;
2.2.  Sau khi các bên đồng ý ký tất cả các hồ sơ liên quan theo yêu cầu cho việc thành lập Công ty, Bên A sẽ thực hịên các bước thủ tục liên quan tại cơ quan cấp giấp phép ở [ ] để xin cấp giấp phép, xin giấy phép đầu tư và đăng ký họat động kinh doanh cho Công ty.
ĐIỀU 3. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CAM KẾT BỞI CÁC BÊN:
3.1.  Bên A sẽ đạt được mọi phê duyệt và cho phép theo yêu cầu của pháp luật và theo điều lệ của Bên A cho việc Bên A góp vốn thành lập Công ty với mục tiêu kinh doanh như qui định trong hợp đồng này. Bên A cũng phải có trách nhiệm thu xếp để có được mọi phê duyệt, cho phép của cơ quan có thẩm quyền để thuê đất hàng năm (và tiền thuê đất sẽ do Công ty mới thanh toán), phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền địa phương để chuyển giao các quyền, giấy phép cần thiết cho việc tiến hành kinh doanh của Công ty theo hợp đồng này;
3.2.  Ngoài việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, công trình xây dựng và quyền xây dựng phát triển dự án như qui định ở đây, Bên A và Bên B sẽ góp vốn vào công ty bằng tiền mặt.
ĐIỀU 4. VỐN VÀ TIẾN ĐỘ GÓP VỐN CỦA CÁC BÊN
4.1.  Vốn góp : vốn góp của công ty là [ ] USD, và vốn điều lệ của Công ty là [ ] USD. Bên A sẽ góp và sở hữu [ ]% vốn góp và Bên B góp và sở hữu [ ]% vốn góp. Bên A sẽ góp [ ]% vốn bằng tài sản hữu hình và vô hình của Khu Du Lịch [ ], và bằng tiền mặt. Bên B góp [ ]% vốn bằng tiền (bao gồm cả chi phí ứng trước cho việc qui hoạch). Tùy thuộc vào tiến độ xây dựng được duyệt, các bên sẽ tiếp tục góp vốn cho phù hợp;
4.2.  Xử lý góp vốn không đầy đủ và đúng tiến độ: Bất cứ bên nào không hoàn thành việc góp vốn như tiến độ nói trên quá [ ] tuần kể từ hạn chót sẽ phải thanh toán khoản phạt theo lãi suất ngân hàng cho thời gian góp chậm cho Công Ty.
ĐIỀU 5. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
5.1.  Hội đồng thành viên sẽ họp ít nhất [ ] tháng một lần để đánh giá công ty và hoạt động của Ban quản lý.
5.2.  Các bên thống nhất, các thành viên của Hội đồng thành viên sẽ không tham gia vào viêc điều hành Công Ty trừ khi được sự thống nhất của cả hai bên.
5.3.  Cuộc họp của Hội đồng thành viên sẽ được tiến hành khi có sự tham gia của thành viên đại diện ít nhất [ ]% vốn điều lệ của Công ty.
5.4.  Từng bên sẽ hợp thức hóa việc chỉ định hoặc cách chức Đại Diện HĐTV của mình có hiệu lực bằng việc thông báo bằng văn bản tại văn phòng đăng ký của Công ty hoặc địa điểm kinh doanh chính của Công ty tại [ ] và gửi một bản copy của văn bản đó cho bên góp vốn kia nhưng một bên không có quyền cách chức hoặc thay thế Đại Diện HĐTV được chỉ định bởi bên góp vốn kia.
Công ty sẽ có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám Đốc. Mỗi bên sẽ có hai đại diện trong hội đồng thành viên (gọi tắt là “Đại Diện HĐTV”);
ĐIỀU 5BIS. BAN GIÁM ĐỐC VÀ VIỆC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG HANG NGÀY CỦA CÔNG TY
5bis.1.  Các bên góp vốn sẽ thảo luận để đạt được nhất trí đồng ý chỉ định công ty điều hành  khách sạn;
5bis.2   Tổng Giám Đốc của Công ty sẽ được HĐTV quyết định thuê hay chỉ định trên cơ sở giới thiệu của một trong hai bên góp vốn hay do công ty điều hành khách sạn giới thiệu. Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty và sẽ trực tiếp điều hành và chỉ định các nhân viên của công ty, với các chi phí do công ty chịu.
5bis.3  Hội đồng Thành viên sẽ thảo luận để bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám Đốc Tài Chính kiêm Kế Toán Trưởng của Công ty trên cơ sở đề cử của Chủ Tịch HĐTV hoặc Công Ty Quản Lý khách sạn.
ĐIỀU 6. ĐIỀU LỆ CÔNG TY, HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG TY
6.1.  Sau khi ký hợp đồng này, các bên sẽ ký duyệt điều lệ và các tài liệu thành lập công ty phù hợp với các nguyên tắc của hợp đồng này và qui định của luật doanh nghiệp;
6.2.  Ngoại trừ các “Vấn Đề Quan Trọng”,  cả các quyết định của Hội đồng thành viên sẽ được thông qua bằng việc bỏ phiếu, nghị quyết hoặc ưng thuận bởi bên góp vốn sở hữu trên 75% giá trị danh nghĩa của phần vốn góp có mặt và bỏ phiếu trực tiếp hoặc uỷ quyền hoặc cử đại diện công ty tại cuộc họp xem xét vấn đề đó miễn là luôn có một số đại biểu tối thiểu yêu cầu có mặt trong cuộc họp.
6.3.  Cuộc họp Hội đồng thành viên sẽ thông qua các quyết định trong thẩm quyền bằng biểu quyết bỏ phiếu trong các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản, miền là việc bỏ phiếu về bất cứ “Vấn đề quan trọng” nào sẽ chỉ được tiến hành qua tổ chức họp trực tiếp thực tế.
6.4.  Ngoại trừ các “Vấn Đề Quan Trọng”, bất cứ quyết định nào của  Hội đồng thành viên sẽ được thông qua không cần tổ chức họp trực tiếp nếu có văn bản đề nghị được thông báo và được duyệt bằng văn bản của  đại diện bên nắm giữ ít nhất [ ]% vốn điều lệ Công ty.
6.5.  Ban Giám Đốc
Tùy thuộc theo thẩm quyền của chung của Hội Đồng Thành Viên Công Ty, Tổng Giám ĐốcCông ty và Ban Giám Đốc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc sẽ có trách nhiệm  điều hành, giám sát, quản lý hoạt động hàng ngày nói chung của Công ty. Các bên đồng ý rằng các công việc hàng ngày của Công ty sẽ được quản lý bởi Tổng Giám Đốc với sự trợ giúp của Ban Giám Đốc do Tổng Giám Đốc thành lập và chỉ đạo. Một cách tổng quát, Hội đồng thành viên, sẽ không quyết định bất cứ vấn đề nào thuộc thẩm quyền điều hành của Tổng Giám Đốc.
ĐIỀU 7. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
7.1.  Các bên đồng ý rằng hoạt động kinh doanh của Công ty là phát triển và điều hành hoạt động Khu Du Lịch [ ] (“khu du lịch”) thành một  khu du lịch cao cấp 6 sao.
7.2.  Thông qua Hội Đồng Thành Viên, và Đại Diện Của Bên B như nói tại đây hai bên đồng ý thực hiện theo chuẩn mực quốc tế việc lập quy hoạch, thiết kế thực hiện xây dựng và phát triển dự án.
7.3.  Các bên sẽ đảm bảo, thông qua Tổng Giám Đốc và công ty quản lý khách sạn đã chỉ định, khu du lịch sẽ mở cửa tại thời điểm sớm nhất một cách hợp lý; và khu du lịch sẽ hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế;
7.4.  Mỗi bên (nếu có thể làm một cách hợp pháp) đảm bảo rằng Công ty sẽ thực hiện việc kinh doanh một cách đặc biệt hơn mô tả trên, phù hợp với hợp đồng này.
ĐIỀU 7BIS. BẾ TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ THỦ TỤC CHẤM DỨT ĐẦU TƯ
7bis.1.  Nếu một đề nghị trình cho Hội Đồng Thành Viên hoặc cho các bên góp vốn và không được thông qua sau hai lần họp thì Sự Kiện Bế Tắc được coi là đã xảy ra vào ngày của cuộc họp lần thứ hai của Hội đồng thành viên  hoặc của Ban Giám Đốc tuỳ theo tình hình.
7bis.2.  Mỗi bên xác đinh quyền lợi chung của các bên trong việc giải quyết Bế Tắc và sẽ nỗ lực giải quyết Bế Tắc như vậy một cách thiện chí và vì quyền lợi của Công Ty để duy trì hoạt động kinh doanh đang sinh lãi;
7bis.3.  Nếu có môt Bế Tắc xảy ra hoặc được coi như đã xảy ra và các bên góp vốn không thể giải quyết trong vòng [ ] ngày, mỗi bên góp vốn sẽ có thể
7bis.3.1. chỉ định một nhà tư vấn không thuộc bên nào tham gia như một Thành Viên HĐTV Độc Lập và tham gia thảo luận và biểu quyết để đảm bảo một trong hai bên trong HĐTV có đủ số phiếu biểu quyết đa số để ra quyết đính và chấm dứt tình trạng bế tắc của Công Ty. Thành Viên HĐTV độc lập này không có trách nhiệm báo cáo hay nhận sự chỉ đạo của bất cứ bên nào, mà sẽ chi biểu quyết vi quyền lợi của và được thanh toán bởi Công Ty;
7bis.3.2. ra thông báo (“thông báo chuyển nhượng”) để chuyển nhượng phần vốn của mình trong Công ty
ĐIỀU 8. CÁC NGHĨA VỤ KHÁC CỦA CÁC BÊN GÓP VỐN
8.1.  Từng bên góp vốn sẽ hỗ trợ theo khả năng của mình để Công Ty đạt được tất cả các giấy phép, phê duyệt, cho phép theo yêu cầu của luật pháp và các qui định của Việt nam được áp dụng cho hoạt động kinh doanh.
8.2.  Các Bên sẽ đảm bảo rằng không muộn hơn hai tháng trước khi bắt đầu năm tài chính, Tổng Giám Đốc của Công Ty sẽ chuẩn bị và gửi cho các Đại Diện HĐTV bản đề nghị kế hoạch kinh doanh và bản đề nghị ngân sách  hàng năm cho năm tài chính tiếp theo.
8.3.  Từng bên góp vốn xác nhận rằng hợp đồng này được ký kết giữa họ và sẽ được thực hiện theo tinh thần hợp tác lẫn nhau, tín nhiệm, tin cậy và mục tiêu của hợp đồng là kinh doanh, lợi nhuận, uy tín của công ty sẽ được mở rộng và tối đa hoá bằng tất cả các phương thức hợp lý và đúng đắn;
8.4.  Từng bên góp vốn đồng ý với bên góp vốn kia rằng việc thực hiện các quyền, quyền hạn của mình phải đảm bảo việc kinh doanh của công ty được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc kinh doanh quốc tế hợp lý;
ĐIỀU 9. ĐỊNH ĐOẠT PHẦN VỐN GÓP
9.1.  Không bên góp vốn nào được chuyển bất cứ vốn nào cho ai đó khác ngoài bên góp vốn còn lại, ngoại trừ:
9.1.1.  việc chuyển phần vốn đó xuất phát từ kết quả của việc gửi thông báo chuyển nhượng của một bên góp vốn; hoặc
9.1.2.  Bên góp vốn không chuyển nhượng vốn đồng ý với việc chuyển vốn như vậy.
9.2.  Các bên góp vốn sẽ đảm bảo rằng các Đại Diện HĐTV sẽ:
9.2.1.  đăng ký và chuyển nhượng phần vốn góp phù hợp với qui định của hợp đồng này; và
9.2.2.  Không đăng ký bất cứ việc chuyển nhượng vốn góp nào có thể dẫn tới việc vi phạm bất cứ qui định nào của Hợp đồng này
ĐIỀU 10. CÁC ĐẢM BẢO KHÁC:
Các bên sẽ thực hiện và đảm bảo thực hiện tất cả các luật, hợp đồng, văn bản, công việc khác như có thể cần thiết để đảm bảo hiệu lực hoàn toàn cho các điều khoản của hợp đồng này.
ĐIỀU 11. BẢO MẬT
11.1.  Từng bên cam kết với bên kia rằng mình sẽ không và đảm bảo các viên chức, nhân viên, người đại diện, cấp dưới và những người khác dưới sự kiểm soát của mình và viên chức, nhân viên, người đại diện của những người này trong suốt thời hạn của hợp đồng này  và sau khi chấm dứt hợp đồng này (vì bất cứ lý do gì): bảo lưu một cách đúng đắn các qui định về làm việc cho công ty, dùng hoặc để lộ cho bất cứ ai, thông báo hoặc tiết lộ hoặc cho phép thông báo hoặc tiết lộ bất cứ bí mật hay thông tin bảo mật nào liên quan tới công ty hoặc các bên khác mà họ nhận được, đạt được hay có thể nhận được, đạt được (cho dù có hay không trường hợp các tài liệu được ghi chú là tài liệu mật) miễn là các nghĩa vụ của điều khoản này không áp dụng cho:
11.1.1.  việc tiết lộ thông tin mà người nhận có thể chứng minh một cách có lý là nó thuộc về công cộng và họ không có lỗi; hoặc
11.1.2.  việc tiết lộ thông tin một cách bảo mật cho bất cứ nhà tư vấn chuyên môn nào hay cho bất cứ bên nào nhằm mục đích đạt được các tư vấn, trợ giúp liên quan tới nghĩa vụ hoặc quyền của bên đó hoặc nghĩa vụ hoặc quyền của các bên trong hợp đồng này.
ĐIỀU 12. HẠN CHẾ THÔNG BÁO
Từng bên cam kết rằng sẽ không (trừ khi yêu cầu bởi luật pháp hoặc của bất cứ cơ quan có thẩm quyền) có bất cứ thông báo nào liên quan đến hợp đồng này ngoại trừ tất cả các bên đồng ý với thông báo như vậy (các sự đồng ý có thể không được trì hoãn một cách không hợp lý trong các trường hợp nói chung hoặc cụ thể và có thể phải tuỳ thuộc điều kiện).
ĐIỀU 13. CỘNG SỰ
Không qui định hoặc ngụ ý nào trong hợp đồng tạo nên hoặc được cho là tạo nên một quan hệ cộng sự hoặc đại diện giữa các bên và trừ khi thể hiện sự đồng ý rõ ràng trong hợp đồng này, không bên nào trong các bên có thẩm quyền ràng buộc, phán xét bên kia.
ĐIỀU 14. XUNG ĐỘT VỚI ĐIỀU LỆ
Các bên góp vốn theo đây đồng ý rằng nếu và trong phạm vi mà điều lệ xung đột với các qui định của hợp đồng này thì hợp đồng này sẽ chiếm ưu thế trong thời gian có hiệu lực và mỗi bên sẽ tiến hành các bước tiếp theo nếu cần thiết để đảm bảo các qui định của hợp đồng này sẽ được chiếm ưu thế áp dụng.
ĐIỀU 15. KHẮC PHỤC
Mỗi bên xác nhận và đồng ý rằng nếu bên nào vi phạm các cam kết, đảm bảo, thoả thuận, nghĩa vụ (gọi là “các điều khoản đã đồng ý”) của mình trong hợp đồng này hoặc bất cứ hợp đồng, thoả thuận nào đã ký tuân theo hợp đồng này, theo đó các thiệt hại nếu không được khắc phục đầy đủ khi đó các điều khoản đã đồng ý sẽ được thực thi để thực hiện các nghĩa vụ cụ thể đó hoặc giảm nhẹ thiệt hại một cách công bằng mà một phiên toà của cơ quan tư pháp thẩm quyền thấy là thích hợp để quyết định.
ĐIỀU 16. CHI PHÍ
Từng bên sẽ chịu các chi phí, chi tiêu của mình của hoặc có liên quan tới sự chuẩn bị, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng này và các tài liệu liên quan.
ĐIỀU 17. CHUYỂN NHƯỢNG
17.1.  Ngoại trừ qui định khác đi, quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đồng này đối với từng bên trong hợp đồng là cho chính bản thân bên đó và sẽ không được chuyển nhượng, chuyển giao hoặc xử lý khác đi trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia;
17.2.  Các Bên thống nhất, khi một trong hai bên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong Công Ty (“Bên Chuyển Nhượng”), Bên này trước tiên cần thông báo cho bên (hoặc các bên) Bên Không Chuyển Nhượng ý định của mình cùng giá cả và các điều kiện chuyển nhượng khác và cho phép bên không chuyển nhượng quyền ưu tiên được nhận chuyển nhượng phần vốn góp của mình so với bất kỳ một bên thứ ba nào khác.
ĐIỀU 18. TOÀN BỘ THỎA THUẬN
Hợp đồng này (cùng với bất cứ văn bản nào dẫn chiếu tới trong hợp đồng này hoặc ký kết đồng thời bởi các bên liên quan tới hợp đồng này) sẽ tạo nên toàn bộ thoả thuận giữa các bên và thay thế mọi thoả thuận, thu xếp, ghi nhớ trước giữa các bên về các nội dung của hợp đồng này.
ĐIỀU 19. SỰ THAY ĐỔI VÀ QUYỀN ĐỀN BÙ
19.1.  Không có sự thay đổi hay sửa đổi của hợp đồng này có hiệu lực trừ khi có văn bản ký bởi người đại diện uỷ quyền của các bên
19.2.  Công ty có thể vào bất cứ thời điểm nào khấu trừ bất cứ một khoản nào mà Một Bên đang nợ và có nghĩa vụ phải trả cho Công Ty vào bất kỳ một khoản phải trả và đã đến hạn của Bên đó theo hợp đồng này. Tuy nhiên Công ty không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền khấu trừ như qui định trong điều khoản này.
ĐIỀU 20. THÔNG BÁO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG BÁO
20.1.  Mọi thông báo gửi cho bất cứ bên nào sẽ được coi là hợp lệ thông qua việc gửi trao tay, qua thư đăng ký trả trước của bưu điện (bằng máy bay nếu tới địa chỉ nước ngoài) hoặc bằng fax tới địa chỉ của bên đó dưới đây hoặc số fax được cung cấp tại điều khoản này hoặc địa chỉ khác hoặc số fax khác có thể được thông báo tùy từng thời điểm vì mục đích này.
20.2.  Nếu việc chuyển và nhận xảy ra vào ngày khi việc kinh doanh nói chung không được tiến hành tại nơi mà thông báo được gửi tới hoặc xảy ra muộn hơn [ ] giờ chiều (giờ địa phương tại nơi nhận) thì sẽ được thực hiện để giao vào [ ] giờ sáng ngày hôm sau khi việc kinh doanh được tiến hành tại địa điểm đó.
Gửi Bên A
o Địa chỉ:  [ ]
o Số fax:  [ ]
o Gửi cho:  [ ]
o Gửi Bên B
o Địa chỉ  [ ]
o Số fax  :  [ ]
o Người nhận:  [ ]
ĐIỀU 21. SỰ KHƯỚC TỪ
Sự không thực hiện hoặc trì hoãn thực hiện bất cứ quyền, thẩm quyền, khắc phục của bất cứ bên nào theo hợp đồng này sẽ không tạo nên sự từ bỏ, từ chối hay khước từ thực hiện theo đó, sự thực hiện đơn lẻ hay một phần việc như vậy sẽ không ngăn chặn bất cứ thực hiện những việc này sau đó hoặc của việc thực hiện bất cứ quyền nào, thẩm quyền hay sự khắc phục nào. Không giới hạn ở qui định trên, không sự từ bỏ từ chối hay khước từ thực hiện bởi bất cứ bên nào bất cứ vi phạm qui định nào trong hợp đồng này sẽ được coi là một sự từ bỏ đối với bất cứ vi phạm sau đó qui định đó hoặc bất cứ qui định nào khác trong hợp đồng này.
ĐIỀU 22. SỰ TÁCH BIỆT
Nếu bất cứ qui định nào hoặc phần nào của một qui định của hợp đồng này hoặc việc áp dụng nó đối với bất cứ bên nào, sẽ hoặc thấy bởi bất cứ cơ quan có thẩm quyền xét xử nào rằng không có hiệu lực, không thể thực thi thì điều đó không ảnh hưởng tới các điều khoản khác hoặc các phần khác của qui định đó của hợp đồng này, tất cả các qui định đó đều có hiệu lực hoàn toàn và đầy đủ.
ĐIỀU 23. XÁC NHẬN BỞI CÔNG TY
Công ty xác nhận rằng các điều khoản của hợp đồng này  và vì các bên góp vốn đồng ý ký hợp đồng này, Công Ty đảm bảo rằng Công Ty sẽ không và, đến mức tối đa có thể, sẽ đảm bảo rằng không ai khác sẽ làm bất cứ điều gì vi phạm hoặc không phù hợp với các điều khoản của hợp đồng này.
ĐIỀU 24. CÁC BẢN CỦA HỢP ĐỒNG
(không áp dụng)
ĐIỀU 25. SỰ TỒN TẠI CỦA QUI ĐỊNH
Tất cả các qui định của hợp đồng này sẽ giữ nguyên hiệu lực sau khi việc góp vốn ban đầu đã hoàn thành (ngoại trừ tới mức như chúng qui định các nghĩa vụ đã hoàn thành đầy đủ tại thời điểm hoàn thành góp vốn ban đầu).
ĐIỀU 26. LUẬT ĐIỀU CHỈNH VÀ CƠ QUAN XÉT XỬ
26.1.  Các thỏa Thuận và điều khoản của Hợp đồng này liên quan tới các hoạt động liên doanh và đầu tư sẽ được điều chỉnh và giải thích phù hợp với các qui định pháp luật có liên quan của Singapore và các hiệp ước đa phương hay song phương nào liên quan đến bảo vệ đầu tư mà Việt nam ký kết. Các điều khoản liên quan tới việc thành lập và hoạt động của Công ty tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh và giải thích theo luật của Việt Nam;
26.2.  Mọi tranh chấp, yêu sách phát sinh từ hợp đồng hoặc sự vi phạm, chấm dứt, mất hiệu lực liên quan sẽ được giải quyết bởi trọng tài tại Singapore phù hợp với qui tắc trọng tài UNCITRAL hiện hành;
26.3.  Việc phân xử sẽ được thực hiện bởi Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) phù hợp với các qui tắc và qui định hoạt động của trung tâm trọng tài này. Người có thẩm quyền chỉ định là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của SIAC. Số trọng tài tham gia là 3 (ba) người, ngôn ngữ sử dụng tại phiên phân xử là tiếng Anh và tiếng Việt.

Như đã nói ở trên, Thỏa Thuận Cổ Đông (“Shareholders’ Agreement”) không chỉ dành cho trường hợp thỏa thuận trước khi thành lập Công ty. Thỏa Thuận Cổ Đông cũng được dùng cho trường hợp sau khi Công ty đã được thành lập.

Khác với Điều Lệ công ty, những điều khoản tại Thỏa Thuận Cổ Đông có thể chưa được hoặc không thể quy định tại Điều lệ, thì có thể được quy định tại Thỏa Thuận Cổ Đông để buộc các cổ đông tham gia vào thỏa thuận phải tuân thủ. Do vậy, tùy theo thỏa thuận của các cổ đông mà nội dung của Thỏa Thuận Cổ Đông sẽ được luật sư soạn thảo cho phù hợp.

3. Các nội dung chính của Thỏa Thuận Cổ Đông

Thỏa Thuận Cổ Đông cơ bản sẽ có các nội dung chính như sau:

  1. Mục đích và phạm vi của thỏa thuận: Thỏa thuận có giá trị cao hơn Điều Lệ và được ưu tiên áp dụng.
  2. Bộ máy quản lý và chức năng của bộ máy: HĐQT, ĐHĐCĐ, Ban kiểm soát, quyền tổ chức ĐHĐCĐ, HĐQT.
  3. Quyền của các cổ đông tham gia Thỏa Thuận: quyền biểu quyết, tỷ lệ biểu quyết, quyền chỉ định thành viên HĐQT, quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật.
  4. Quyền phủ quyết của Cổ đông thiểu số (nếu có);
  5. Quyền phát hành cổ phần ưu đãi, cổ phần ESOP, cổ phần phổ thông và các quy định liên quan;
  6. Quyền chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông: Ưu tiên bán cho các cổ đông hiện hữu, nghĩa vụ thông báo giá bán, số lượng bán, thời gian bán cho các cổ đông hiện hữu;
  7. Quyền bán kèm cổ phần (Tag-Along)
  8. Quyền buộc bán kèm cổ phần (Drag-Along)

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Văn bản thỏa thuận cổ đông mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (623 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo