Văn bản thỏa thuận chọn quê quán cho con mới nhất!

Việc ghi quê quán trong các giấy tờ căn cước, hộ tịch nhằm xác định nguồn cội, gốc tích của một người. Cho đến nay chưa thấy có quy định, tiêu chí xác định việc thay đổi quê quán. Theo thông lệ, quê quán là nơi sinh của người ở thế hệ thứ nhất và được xác định cho hai thế hệ kế tiếp có quan hệ huyết thống. Do đó quê quán của con được xác định dựa trên thỏa thuận của cha ẹ. Trong phạm vi nội dung bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp và cung cấp thông tin đến quý bạn đọc về văn bản thỏa thuận chọn quê quán cho con. Bạn hãy theo dõi nhé.

Văn Bản Thỏa Thuận Chọn Quê Quán Cho ConVăn bản thỏa thuận chọn quê quán cho con

1. Quy định pháp luật về xác định quê quán

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

"8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh."

Theo đó, việc ghi quê quán trong Tờ khai đăng ký khai sinh đối với trẻ em, phải căn cứ vào các giấy tờ căn cước, hộ tịch có ghi nhận quê quán của cha, hoặc mẹ của trẻ em để xác định quê quán của trẻ em đó.

Việc ghi quê quán trong các giấy tờ căn cước, hộ tịch nhằm xác định nguồn cội, gốc tích của một người. Cho đến nay chưa thấy có quy định, tiêu chí xác định việc thay đổi quê quán. Theo thông lệ, quê quán là nơi sinh của người ở thế hệ thứ nhất và được xác định cho hai thế hệ kế tiếp có quan hệ huyết thống.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh

- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Căn cứ theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014:

- ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

  1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

  1. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
  1. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
  2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
  3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
  4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
  5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ

  1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
  2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

3. Văn bản thỏa thuận chọn quê quán cho con

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày ….. tháng…… năm ….. năm 2018

VĂN BẢN THỎA THUẬN CHỌN QUÊ QUÁN CHO CON

Kính gửi: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ............

Hôm nay, tại địa chỉ: Xóm ……, xã …….., huyện ………, tỉnh …….

Tôi tên là: Nguyễn Văn A,

Sinh ngày….. tháng ……năm 19..... Giới tính: ………. Dân tộc: ……..

CMND số: 123456789, cấp ngày ..../..../20... tại Công an tỉnh.....

Hộ khẩu thường trú : Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh.....

Hiện cư trú tại: Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh.....

Vợ tôi là: Nguyễn Thị B,

Sinh ngày….. tháng ……năm 19..... Giới tính: ………. Dân tộc: ……..

CMND số: 123456789, cấp ngày ..../..../20... tại Công an tỉnh.....

Hộ khẩu thường trú : Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh.....

Hiện cư trú tại: Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh.....

Cùng thỏa thuận đồng ý lựa chọn quê quán là xóm …, xã………, huyện …….., tỉnh ………… cho con chúng tôi là:

Tôi tên là: Nguyễn Văn C

Ngày tháng năm sinh: 20..... Giới tính: ………. Dân tộc: ……..

Giấy chứng sinh số: …………………… Quốc tịch:……………….

Hộ khẩu thường trú : Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh.....

Hiện cư trú tại: Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh.....

Với lý do: Để đảm bảo thực hiện đúng đường lối chính sách của nhà nước và quy định của pháp luật , đầy đủ thông tin cá nhân của con tôi, nên gia đình và chúng tôi đã đưa ra quyết định lựa chọn quê quán ở Xóm....., xã....., huyện....., tỉnh..... cho cháu.

Chúng tôi cam đoan thỏa thuận trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên của mình.

Chữ ký của người mẹ

(Ký và ghi rõ họ tên)

B

Nguyễn Thị B

Chữ ký của người cha

(Ký và ghi rõ họ tên)

A

Nguyễn Văn A

Đính kèm:

  • Giấy chứng sinh
  • Giấy đăng ký kết hôn
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của cha mẹ
  • Tờ khai đăng ký khai sinh

Trên đây là một số thông tin chi tiết về văn bản thỏa thuận chọn quê quán cho con. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (495 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo