Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng

1.Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.

Chuỗi cung ứng của một công ty là bao gồm những phòng ban trong công ty (phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng,…). Các phòng ban này sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau, để cùng đi đến mục đích là đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

2. Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Theo CSCMP – Council of Supply Chain Management Professionals: Quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa là toàn bộ hoạt động quản lý hậu cần. Bao gồm: Hoạt động lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan tới tìm nguồn cung ứng, thu mua, trong đó có cả logistics. Quan trọng hơn, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm sự phối hợp, hợp tác các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện. Đó có thể là các nhà cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3, thậm chí là khách hàng. Bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp cả quản trị cung cầu bên trong và giữa các đơn vị với nhau. Và logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng.

Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần lưu ý ở trên, cũng như các hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp của các quá trình và các hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.

mo-hinh-quan-tri-chuoi-cung-ung.png

3.Vai trò quản lý chuỗi cung ứng như thế nào?

Chuỗi cung ứng có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng càng quan trọng. Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, chúng tạo điều kiện để mở rộng chiến lược và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa tốt sẽ đảm bảo được đầu vào, đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, cung ứng đúng, đủ lượng hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho đồng thời giảm được rủi ro cho doanh nghiệp.

Ở đầu ra chuỗi cung ứng quản lý  tốt sản phẩm, cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn.

Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nói tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng có đem tới những lợi ích cụ thể như:

Giảm chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25- 50%

Giảm lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%

Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50%

Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn 25 – 80%

Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 20%

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế trong kinh doanh, tối đa hóa chi  phí, tăng lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Thậm chí việc tự túc toàn bộ có thể khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi chi phí chia cho nhiều bộ phận. Chưa tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và các yếu tố khác.

Vì vậy, việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mạnh riêng, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Trong mỗi công đoạn lại phân chia nhỏ ra sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng, đồng thời có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Tóm lại, Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một yếu tố quan trọng cho việc điều hành hiệu quả. SCM có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, sự thành công của công ty, không những trong vấn đề về xã hội ví dụ như trong lĩnh vực y tế, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác, phát triển văn hóa mà còn trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống.

Do SCM đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, vì thế người sử dụng lao động luôn mong muốn tìm kiếm nguồn nhân lực có lượng kiến thức và những kỹ năng phong phú về SCM.

SCM cần thiết trên toàn cầu, về căn bản, thế giới là một chuỗi cung ứng lớn. Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược, sự mở rộng toàn cầu và tìm nguồn cung ứng, biến động giá khí đốt và các vấn đề môi trường, mỗi vấn đề này ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và những điểm mấu chốt của công ty. Do những xu hướng này, quản trị chuỗi cung ứng là một nguyên tắc kinh doanh quan trọng nhất trên thế giới hiện nay.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (441 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo