Vai trò của doanh nghiệp FDI đối với Việt Nam? [Mới 2024]

FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. Vậy vai trò của FDI đối với Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Vai Trò Của Doanh Nghiệp Fdi
Vai Trò Của Doanh Nghiệp FDI

1. Nguồn gốc và Bản chất của FDI

FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ những FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.

Bản chất của FDI là:

  • Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác
  • Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư
  • Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí
  • Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
  • Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế

2. FDI là gì? 

FDI là viết tắt của từ “ Foreign Direct Invesment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.

>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Làm kế toán doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) cần những gì?

3. Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.

Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI: bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.

Quyền quản lý doanh nghiệp FDI: là quyền có thể tham gia vào các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp, các quyền này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó như quyền tham gia chiến lược phát triển, chia lợi nhuận, tỷ lệ góp vốn…

4. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế

vai-tro-cua-fdi-voi-phat-trien-kinh-te
Vai trò của FDI với phát triển kinh tế
Trong 30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.

4.1. Tác động tiêu cực của FDI

Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nứơc sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm. do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột vũ trang của các tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động:

  • Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác bừa bại về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiệm trọng
  • Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phường theo hướng có lợi cho mình.
  • Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.
  • Các lĩnh vực và địa ban đầu tư phục thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bổ trí cơ cấu đầu tư sẽ gặp khó khắn sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.
  • Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước.
  • Ngày nay, hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia vì thế các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vấn đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty này.

>> Tìm hiểu thêm về cách thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI mới nhất 2023.

4.2. Tác động tích cực của FDI

  • Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí. Bởi các nước tiếp nhận thì thường là nước đang phát triển có tài nguyên song không biệt cách khai thác.
  • Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.
  • Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.
  • Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
  • Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.

5. Đặc điểm của FDI?

  • Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
  • Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
  • Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
  • Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
  • Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.

6. Những câu hỏi thường gặp

6.1. Hạn chế của FDI là gì?

- Nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ mất di do dòng tiền chảy sang các nước nhận đầu tư.

- FDI có xu hướng chạy sang các nước có nguồn lao động trẻ, giá rẻ để thu về nhiều lợi nhuận hơn, chính vì vậy sẽ gia tăng tình trạng thất nghiệp ở một số nước.

6.2. Ưu điểm FDI như thế nào?

- Dòng vốn FDI được điều hành và quản lý bởi những công ty nước ngoài có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, đầu tư, tài chính kèm theo đó là tinh thần trách nghiệm cực kỳ tốt.

- Tận dụng được nguồn tài nguyên khoáng sản và lao động phù hợp nhu cầu sản xuất. Tăng việc làm, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

6.3. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư?

- FDI tăng cường nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế so với các nguồn vốn khác: bởi vì FDI dựa trên tính toán đầu tư dài hạn về thị trường và triển vọng tăng trưởng; không tạo thêm nợ cho chính phủ do vậy ít có xu hướng thay đổi trong tình huống xấu.

6.4. Vai trò của FDI đối với nước đầu tư?

- Đầu tư ra nước ngoài thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn trong nước do chi phí lao động, nguyên liệu, thuế quan sẽ rẻ hơn.

- Đầu tư nước ngoài kích thích việc sản xuất máy móc, thiết bị. Điển hình là các nước đang phát triển thì để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước cần phải nhập máy móc, thiết bị, linh phụ kiện từ công ty mẹ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Vai trò của FDI đối với Việt Nam do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (985 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo