Giấy ủy quyền ký hợp đồng lao động là một văn bản quan trọng trong quản lý lao động. Việc sử dụng giấy ủy quyền này giúp đảm bảo quyền lợi của cả người sử dụng lao động và người lao động. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin có liên quan và các quy định cần thiết để trả lời câu hỏi ủy quyền ký hợp đồng lao động cho người khác có được không?, đồng thời cung cấp mẫu giấy ủy quyền tham khảo cho quý khách hàng.
Uỷ quyền ký hợp đồng lao động cho người khác có được không?
1. Thế nào là ủy quyền ký hợp đồng lao động?
Uỷ quyền ký hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động hoặc người lao động giao cho một người khác (người được ủy quyền) thay mặt họ thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc quản lý lao động, mà còn đồng thời đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc ký kết hợp đồng lao động.
2. Ủy quyền ký hợp đồng lao động cho người khác có được không?
Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản và hợp đồng này sẽ có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;...
- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động;...
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động đều có thể ủy quyền ký hợp đồng lao động cho người khác.
3. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
" 2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động."
Như vậy, hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
4. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có được ủy quyền lại cho một người khác giao kết tiếp không?
Cũng theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động."
Như vậy, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
5. Mẫu giấy ủy quyền ký hợp đồng lao động?
![Mẫu giấy uỷ quyền ký hợp đồng lao động](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/04/mau-giay-uy-quyen-ky-hop-dong-lao-dong.png)
Mẫu giấy uỷ quyền ký hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;
Căn cứ Điều lệ ........;
........, ........; chúng tôi gồm có:
1. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: ........
Ngày tháng năm sinh: ........
Địa chỉ nơi cư trú: ........, ........, ........, ........
Chức vụ: ........
Số CMND/CCCD/ Hộ chiếu: ........, ngày cấp: ........, nơi cấp: ........
Quốc tịch: ........
2. BÊN NHẬN ỦY QUYỀN:
Họ tên: ........
Địa chỉ nơi cư trú: ........, ........, ........, ........
Chức vụ (nếu có): ........
Số CMND/CCCD/ Hộ chiếu: ........, ngày cấp: ........, nơi cấp: ........
Quốc tịch: ........
3. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1. Bên nhận ủy quyền được thay mặt Bên ủy quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động ........ theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 2. Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền kể từ ngày ........ đến ngày ........
Điều 3. Thỏa thuận khác (nếu có).
4. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN:
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên;
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ........ bản, mỗi bên giữ ........ bản./.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN NHẬN ỦY QUYỀN
6. Câu hỏi thường gặp
6.1 Mẫu giấy uỷ quyền ký hợp đồng lao động có thể được thay đổi không?
Có. Mẫu giấy uỷ quyền ký hợp đồng lao động có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của các bên.
6.2 Uỷ quyền ký hợp đồng lao động có thể được thực hiện qua lời nói không?
Có. Tuy nhiên, việc này thường ít phổ biến hơn và có thể gây ra sự hiểu lầm hoặc tranh cãi.
6.3 Uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động có cần công chứng?
Không bắt buộc. Tuy nhiên, việc công chứng sẽ giúp đảm bảo tính hợp pháp của văn bản ủy quyền.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Ủy quyền ký hợp đồng lao động cho người khác có được không?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận