Ưu nhược điểm vận tải đường bộ

 

Vận tải đường bộ đã xuất hiện rất lâu trên thị trường và được dùng đầu tiên để vận chuyển hàng hóa, qua thời gian phát triển lâu dài hệ thống phương tiện đường bộ ngày càng tiên tiến và tối ưu.

Ưu nhược điểm vận tải đường bộ

Ưu nhược điểm vận tải đường bộ

1. Ưu nhược điểm vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ là một trong những hình thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng phổ biến hiện nay. Khi vận tải hàng hóa bằng đường bộ, các đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng xe tải, container hay xe đầu kéo… để chuyên chở hàng hóa đến điểm giao hàng cuối cùng. Đa số là những hàng hóa cỡ vừa và nhỏ đều sử dụng phương thức vận tải này.

Ưu điểm

  • Ưu điểm lớn nhất của phương thức vận tải đường bộ chính là sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không bị phụ thuộc và giờ giấc và lịch trình cố định. Thời gian và địa điểm giao hàng có thể thương lượng được giữa bên mua và bên bán.
  • Bạn cũng có thể tự lựa chọn phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa vận chuyển theo yêu cầu. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đa phần sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với các phương thức vận chuyển khác.
  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ sẽ rất hiệu quả ở cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
  • Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ không đi qua bất kì trung gian vận chuyển nào. Vậy nên sẽ không có trường hợp bốc dỡ hàng hóa gây độn chi phí.

Nhược điểm

  • Đối với phương thức vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bạn sẽ phải mất thêm thời gian, chi phí trả tại các trạm thu phí đường dài.
  • Hình thức vận tải bằng đường bộ vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tắc đường, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển
  • Không vận chuyển được hàng hóa cỡ lớn
  • Phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết.

2. Các giấy tờ cần thiết khi sử dụng vận tải đường bộ

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu vận tải đường bộ là gì thì trong phần này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem để quá trình vận tải đường bộ diễn ra một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian thì chúng ta cần phải chuẩn bị các giấy tờ nào nhé!

Giấy tờ cho hàng hoá

  • Hợp đồng vận chuyển: là những điều khoản được thoả thuận trong hợp đồng bằng văn bản giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Những điều khoản trong hợp đồng đều mang tính pháp lý. Nội dung của hợp đồng vận chuyển, bao gồm: số lượng hàng hoá; thời gian và địa điểm giao nhận hàng; cước phí vận chuyển; hình thước thanh toán và những nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên.
  • Hoá đơn thương mại: Là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Nó liên quan đến việc kê khai các loại chi phí trong quá trình vận chuyển, cần giữ kỹ loại giấy tờ này để đảm bảo các quyền lợi cho mình trong quá trình vận chuyển.
  • C/O; C/Q: Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá; giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng.
  • Phiếu xuất kho

uu-va-nhuoc-diem-cua-van-tai-duong-bo-vanchuyenphuocan

Giấy tờ cho xe

Khi thực hiện quá trình vận chuyển, xe của bạn phải có đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe 
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • GIấy chứng nhận kiểm định độ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, được dán tem kiểm định
  • Sổ nhật trình chạy xe
  • Phù hiệu xe chạy hợp đồng
  • Giấy lưu hành xe quá khổ, quá tải,…

Giấy tờ cho tài xế

Đối với tài xế phải có giấy tờ như:

  • Giấy phép lái xe phù hợp với xe đang điều khiển..
  • Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi hoặc giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ đối với người tài xế

3. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Người thuê dịch vụ vận tải là ai?

Trả lời: Người thuê dịch vụ vận tải là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải để vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.

Câu hỏi 2: Tương lai của ngành vận tải sẽ như thế nào?

Tương lai của ngành vận tải sẽ như sau:

  • Ngành vận tải sẽ tiếp tục phát triển: Ngành vận tải sẽ tiếp tục phát triển do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng.
  • Ngành vận tải sẽ có nhiều thay đổi: Ngành vận tải sẽ có nhiều thay đổi do sự phát triển của công nghệ, như tự động hóa, công nghệ thông tin,...

Người kinh doanh vận tải cần nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành để có thể thích ứng và phát triển kinh doanh.

Câu hỏi 3: Công ty logistics là gì?

Công ty logistics là một tổ chức cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan,... để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo