Khi các chủ hàng kinh doanh tại Việt Nam muốn liên kết với một đơn vị vận tải chuyên nghiệp uy tín để thực hiện hợp đồng vận tải đường thủy nội địa nhưng lại băn khoăn, đắn đo không biết nên hay không nên lựa chọn phương thức này, vận tải đường thủy có ưu điểm gì không, có tiết kiệm chi phí tối đa, có đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa đa dạng với khối lượng, trọng lượng lớn?
Ưu nhược điểm của vận tải đường thủy nội địa
1. Ưu nhược điểm của Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Để hiểu thêm về những nhược điểm, ưu điểm của ngành vận tải bằng đường thủy, đường sông bạn có thể tham khảo tìm đọc kiến thức bên dưới:
Ưu điểm của ngành giao thông đường thủy là:
- Tiết kiệm được nhiều chi phí: Khi có nhu cầu vận tải hàng số lượng lớn, các chủ hàng nên chọn phương thức vận tải đường biển sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so với vận tải đường bộ. Đơn giản vì có rất ít loại phương tiện đường bộ có thể chuyển được số lượng hàng hóa lớn như tàu thủy nên chi phí sẽ cao hơn nhiều. Bạn chỉ cần chọn một địa chỉ cung cấp Dịch vụ vận tải hàng đường thủy chất lượng nhất thì tất cả sẽ không còn là bài toán nan giải
- Nhiều tuyến đường tự nhiên: Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chiều dài đường ven biển là 3260km, vận tải hàng hóa trong nước sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hầu hết các tỉnh thành trực thuộc Trung ương đều có cảng biển, phù hợp để vận tải hàng nên mọi nhu cầu chuyển hàng đường thủy của quý khách cũng đáp ứng thuận lợi hơn
- Chi phí bảo dưỡng, cải tạo thấp: Vận tải hàng hóa đường biển sử dụng đường giao thông là đường thủy tự nhiên nên sẽ hạn chế việc hư hại, hỏng hóc, từ đó cũng ít tốn chi phí cho việc bảo dưỡng, cải tạo các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng. Điều này cũng ảnh hưởng tới mức phí dịch vụ nên kéo theo phí vận tải hàng cũng ít hơn
- Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa: Đường thủy vận tải được nhiều loại hàng hóa, với những loại hàng nặng, cồng kềnh hay đơn giản vẫn có thể vận tải bằng đường thủy
- Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn: Với hệ thống tàu thuyền lớn, việc vận tải các loại hàng hóa cũng không còn khó khăn, trở ngại như trước. Điểm đặc biệt thuận lợi khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là có thể chở được hàng khối lượng lớn, số lượng nhiều mà không phải phương thức vận tải nào cũng làm được, làm tốt.
Nhược điểm của Vận tải hàng nội địa bằng đường thủy, đường sông là:
- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết: Khi thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến lịch trình giao nhận hàng hóa, trì hoãn trong một thời gian dài mới được ra khơi, thậm chí có khi kéo dài hơn 1 tháng. Nếu chẳng may có mưa bão, lũ, sóng thần, trong quá trình di chuyển, khả năng sẽ ảnh hưởng nặng nề về hàng hóa, nguy hiểm đến tính mạng người trên tàu
- Vận chuyển đường biển không thể đến tận nơi: Do kích thước tổng thể của những con tàu khá lớn và không thể di chuyển được ở những khu vực khô cạn, nên khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy chỉ có thể di chuyển tàu ngang đến cảng
- Tốc độ tàu còn thấp: Hầu hết các loại tàu biển trên thế giới điều di chuyển với tốc độ khá chậm chạp, đó là chưa kể những lúc trời mưa bão, sóng vỗ thì việc di chuyển càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết
- Khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy thường không bằng phẳng như đường sắt hoặc đường bộ, sóng biển dập dềnh sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới việc bảo quản hàng hóa, nhất là những mặt hàng dễ vỡ (nếu không sắp xếp hàng hợp lý thì sản phẩm khi đến tay người nhận sẽ bị hỏng hóc, hư hại không mong muốn).
2. Ưu nhược điểm của các phương tiện vận tải đường thủy nội địa chính ở Việt Nam
Phương tiện vận tải thủy nội địa là những chiếc thuyền, tàu, bè, sà lan,…di chuyển tên mặt nước để thực hiện việc chuyên chở của con người, di chuyển trên sông ngòi, kênh rạch. Song song với phương thức chèo bằng tay, những chiếc máy nổ được gắn bộ phận đẩy được lắp đặt giúp phương tiện di chuyển hiệu quả nhanh chóng hơn.
Các phương tiện vận tải đường thủy hiện nay thường được làm với nhiều loại chất liệu khác nhau như nhựa tổng hợp, thép, gỗ…đảm bảo an toàn để chúng dễ nổi và di chuyển tốt trên mặt nước. Tùy vào loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà có những loại phương tiện vận tải riêng. Dưới đây là các loại phương tiện vận tải đường thủy phổ biến nhất với ưu và nhược điểm cần biết:
- Tàu chở Container: Là loại phương tiện đường thủy lớn, có khả năng vận tải đường hàng hóa lớn, di chuyển đi xa, vững chắc chống chịu được thời tiết xấu nhưng nhược điểm là không hoạt động trên các con sông nhỏ mà chỉ chuyên chở được các kiện hàng Container
- Sà lan: Là loại phương tiện vận tải lớn và phổ biến ở nước ta, nó thường được kéo bởi một đầu tàu phía trước. Ưu điểm là có thể vận tải được nhiều hàng hóa, khối lượng vận tải lớn và đi được quãng đường xa nhưng nhược điểm lại là không hoạt động được ở các con sông nhỏ, di chuyển lâu & chậm.
- Ghe: Là một loại phương tiện dễ dàng bắt gặp tại nông thôn với ưu điểm là dễ dàng lưu thông trên những con sông, kênh gạch nhỏ, có thể phục vụ cho việc mua bán trên sông, song nhược điểm của nó là không vận tải được khối lượng hàng hóa lớn và không thể chịu được thời tiết xấu
- Thuyền: Là loại phương tiện vận tải phổ biến hiện nay, đa dạng về kích cỡ và thiết kế, dễ tìm mua ở trong nước. Phương tiện này có ưu điểm là dễ mua, dễ sửa chữa, vận tải được khối lượng hàng đa dạng, nhiều mặt hàng khác nhau rất nhanh chóng song nhược điểm là giá cước phí khá cao và khả năng vận tải không xa.
3. Câu hỏi thường gặp
1. Các loại tàu biển phổ biến là gì?
Các loại tàu biển phổ biến bao gồm:
* Tàu chở hàng: Dùng để vận chuyển hàng hóa.
* Tàu container: Dùng để vận chuyển hàng hóa trong container.
* Tàu chở dầu: Dùng để vận chuyển dầu thô, dầu thành phẩm.
* Tàu chở khí: Dùng để vận chuyển khí đốt.
* Tàu chở khách: Dùng để vận chuyển hành khách.
2. Các tuyến đường biển phổ biến là gì?
Các tuyến đường biển phổ biến bao gồm:
* Tuyến đường biển quốc tế: Kết nối các quốc gia trên thế giới.
* Tuyến đường biển nội địa: Kết nối các cảng biển trong cùng một quốc gia.
* Tuyến đường biển chuyên tuyến: Kết nối các cảng biển cụ thể.
3. Các tuyến đường thủy nội địa quan trọng ở Việt Nam?
- Sông Hồng: Là tuyến đường thủy nội địa quan trọng nhất ở Việt Nam, nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Sông Sài Gòn: Là tuyến đường thủy nội địa quan trọng nhất ở miền Nam Việt Nam, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Sông Mê Kông: Là tuyến đường thủy nội địa quan trọng thứ hai ở Việt Nam, nối liền các tỉnh Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ với các nước trong khu vực.
Nội dung bài viết:
Bình luận