Ưu và nhược điểm của thuế suất tuyệt đối chi tiết nhất

Trong nền kinh tế đang ngày càng được mở rộng và hội nhập như hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu cũng tăng lên qua từng thời kỳ. Do đó, việc đánh thuê các mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Bài viết này sẽ chú trọng tìm hiểu những thông tin liên quan đến thuế tuyệt đối. Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên theo quy định của pháp luật hiện hành. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.

Thue Suat La Gi 1

Ưu và nhược điểm của thuế suất tuyệt đối chi tiết nhất

1. Thuế tuyệt đối là gì?

Quy định pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm thuế tuyệt đối. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:

Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Có thể hiểu, thuế tuyệt đối là loại thuế được đưa ra để tránh gian lận thương mại về giá nhập vì bất kể hoá đơn đề bao nhiêu chăng nữa, cứ nộp thuế này coi như nhà nước đã tránh được việc thất thu thuế. Thuế tuyệt đối đặc biệt có tác dụng đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng bởi giá trị của các lô hàng này thường nhỏ, khó có thể dùng thuế theo tỷ lệ phần trăm để điều tiết.

2. Thuế tuyệt đối tiếng Anh là gì?

Thuế tuyệt đối tiếng Anh là “flat-rate duties”. These are rates of duty that are applied to the importation of goods for private and personal use so as to simplify classification of goods and calculation of duty. They are used to increase efficiency and speedy clearance of travellers.

3. Căn cứ tính thuế tuyệt đối?

Điều 6 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế tuyệt đối. Theo đó, số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

4. Thuế suất tuyệt đối là gì?

Thuế suất là con số ấn định một số tiền trích ra từ cơ sở tính thuế, thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%). Trong một số trường hợp, thuế suất tuyệt đối là một con số tuyệt đối nhất định.

Thuế suất tuyệt đối là loại thuế suất được ấn định bằng một con số cố định, tuyệt đối trên một đơn vị của đối tượng tính thuế.

5. Ưu nhược điểm của thuế suất tuyệt đối

Ưu điểm của thuế suất tuyệt đối:

  • Tạo sự rõ ràng, nhất quán, cơ quan thu thuế và người nộp thuế biết chính xác số thuế phải nộp là bao nhiêu.
  • Đảm bảo ổn định, xác định được số thuế thu vào ngân sách nhà nước.

Nhược điểm của thuế suất tuyệt đối: Không bắt kịp giá cả biến động khi giảm phát và lạm phát.

6. Phương pháp tính thuế suất tuyệt đối

Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa x Tỷ giá tính thuế

7. Trường hợp áp dụng thuế suất tuyệt đối

Pháp luật hiện hành biểu thuế xuất nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa chịu thuế xuất tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu tuyệt đối được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định nêu trên – là danh mục các loại hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 người trở xuống (kể cả người lái xe) đã qua sử dụng.

8. Quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ta có thể hiểu: "Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế".

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016 quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

- Hàng hóa:

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền;
  • Xăng các loại;
  •  Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  •  Bài lá;
  •  Vàng mã, hàng mã.

- Dịch vụ:

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
  • Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược;
  •  Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số.

9. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa chịu thuế xuất tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
  • Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và nghị định số 125/2017/NĐ-Cp ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến "Ưu nhược điểm của thuế suất tuyệt đối" mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng những thông tin mà ACC đã chia sẻ trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc trong công việc và cuộc sống. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo