Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng. Phương pháp nghiên cứu khoa học có tính quyết định cao đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn một phương pháp không phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu sẽ dẫn đến hậu quả là đề tài nghiên cứu không đạt được mục đích cuối cùng. Vậy Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học - Ứng dụng tiện ích trong mọi lĩnh vực
Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những cách thức, con đường, công cụ riêng biệt. Chúng được ứng dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học.

Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin, số liệu, kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên cứu. Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra được những vấn đề mới. Hay, hướng đi mới. Và thậm chí là những giải pháp mới cho ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu.

Nói dễ hiểu hơn, phương pháp này là công cụ có hiệu quả để tìm hiểu sâu hơn vấn đề và cải tạo tốt hơn đối tượng nghiên cứu.

3. Đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hôi, là một dạng nhân công lao động xã hội và có các đặc điểm sau:

3.1. Tính mới mẻ

Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó.
– Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.

3.2. Tính thông tin

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm.

3.3. Tính khách quan

Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.

3.4. Tính tin cậy

Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.

3.5. Tính rủi ro

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.

3.6. Tính kế thừa

– Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.

3.7. Tính cá nhân

Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định

3.8. Tính kinh phí

– Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức.
– Hiệu quả kinh tế không thể xác định được
– Lời nhuận không dễ xác định

4. Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu

*Khái niệm: Tư liệu là các vật mang tin chứa thông tin cần cho quá trình nghiên cứu

Bao gồm: Tài liệu kinh điển, tài liệu nhà nước < chỉ đạo, định hướng>. Báo cáo khoa học, bài báo bài tạp chí . Sách chuyên ngành < hướng đi, đối tượng>. Tài liệu không công bố. Tài liệu ghi chép nghiên cứu.

* Mục đích
  • Tìm hiểu lịch sử vấn đề, cơ sở lí luận, cách chủ trương chính sách liên quan.
  • Đảm bảo tính kế thừa nghiên cứu của cách nhà khoa học trước.
  • Thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
  • Giải thích và làm rõ các thuật ngữ liên quan tới đề tài.

* Các bước tiến hành:

  • Thu thập tài liệu liên quan < thông qua bộ máy tra cứu, tài liệu thư viện, mạng internet>
  • Phân tích nội dung, rút ra thông tin quan trọng, luận cứ phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
  • Xử lí các tư liệu thu thập được.

4.2 Phương pháp quan sát

* Khái niệm:

  • Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp bằng các giác quan hướng đến đối tượng nhằm mục đích nhất định.
  • Có thể sử dụng giác quan trực tiếp hoặc các phương tiện hỗ trợ .

* Mục đích

  • Xác định về thuộc tính trong mối quan hệ của sự vật hiện tượng.
  • Phát hiện ra bản chất và quy luật vận động của sự vật hiện tượng.

* Đặc điểm: Quan sát khoa học:

  • Cần sự tư duy => cắt nghĩa được sự vật hiện tượng và tìm ra quy luật.
  • Cần sự cảm nhận đặc biệt, cần có tổ chức và kế hoạch.
  • Cần có sự ghi chép đầy đủ, chính xác.
  • Cần tính định hướng và sự sàng lọc.
  • Có thể tiến hành độc lập hoặc tiến hành như một phận của các nghiên cứu khác.

* Ưu điểm và nhược điểm:

  • Nếu quan sát một cách khoa học có kế hoạch toàn diện sẽ thu được một bức tranh toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Thông tin thu được phong phú đa dạng và rất sinh động. Dễ thực hiện mà không gây ảnh hưởng đến đối tượng.
  • Quan sát không khoa học sẽ mang lại kết quả không chính xác hoặc các thông tin bên ngoài. Tốn công sức và thời gian. Chậm chạp và có tính thụ động. Dễ bị tâm lí người quan sát ảnh hưởng.

* Phân loại:

  • Chia theo đối tượng: tổng thể và chọn lọc.
  • Chia theo hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
  • Chia theo phạm vi: bên ngoài và bên trong.
  • Chia theo tính chất: công khai và ẩn.
  • Chia theo định kì: lặp đi lặp lại và ngắn hạn.
  • Chia theo thời gian: hệ thống và ngẫu nhiên
  • Chia theo hình thức của đối tượng: tiêu chuẩn hóa và không tiêu chuẩn.
  • Chia theo địa điểm: tại hiện trường và tại phòng thí nghiệm.

* Các bước: Xác định rõ đối tượng quan sát => xác định thời gian và địa điểm => lựa chọn phương pháp => tiến hành quan sát và thu thập thông tin => ghi chép và kiểm tra các dữ liệu.

4.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Khái niệm: Là phương pháp điều tra xã hội học. Thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tượng trong một khu vực nhất định ở một không gian và thời gian nhất định.

* Ưu điểm và nhược điểm:

  • Trong thời gian ngắn có thể thu thập được nhiều thông tin mà không mất nhiều công sức. Dễ tổ chức, thu hồi, xử lí thông tin hay lược hóa các kết quả nghiên cứu. Phạm vi rộng.
  • Thông tin thu được mang tính một chiều. Khó kiểm soát được quá trình nghiên cứu, dễ nhầm lẫn giữa chính kiến của một người với một nhóm người. Độ chính xác phụ thuộc vào mẫu chọn.

* Quy trình:

Lập phiếu hỏi => đào tạo cộng tác viên => phát phiếu hỏi và hướng dẫn điền phiếu => thu phiếu và xử lí kết quả => thể hiện kết quả nghiên cứu.
Yêu cầu câu hỏi: thể hiện rõ các khía cạnh nghiên cứu trong giả thuyết, rõ ràng dễ hiểu , đề cập vấn đề 1 cách mềm dẻo tế nhị, hạn chế những câu hỏi mang tính riêng tư
Câu hỏi có 5 loại: dữ kiện, trắc nghiệm, định tính định hướng, câu hỏi mở, câu hỏi về thông tin người được điều tra.

4.4. Phương pháp phỏng vấn

* Khái niệm: Thu thập thông tin thông qua trao đổi trực tiếp với đối tượng nghiên cứu.

* Đặc điểm: Người phỏng vấn phải có khả năng hiểu biết về con người, có kĩ năng giao tiếp, phương tiện giao tiếp. Làm chủ tình cảm cá nhân khi trong giao tiếp, biết sáng tạo và linh hoạt. Có kiến thức rộng, khéo léo và tế nhị.

* Ưu điểm và nhược điểm:

  • Có thể xâm nhập trực tiếp, tìm hiểu sâu vào các vấn đề phức tạp => phát hiện ra mâu thuẫn ẩn bên trong. Thông tin nhận được sâu sắc và rộng rãi hơn so với điều tra bằng bảng hỏi. Người nghiên cứu có thể trực tiếp quan sát đối tượng, kiểm tra độ chính xác bằng câu hỏi phụ.
  • Mất nhiều thời gian. Phức tạp, đòi hỏi người đi phỏng vấn phải được huấn luyện kĩ càng. Dễ bị các yếu tố cảm tính chi phối nếu kĩ năng yếu.

* Phân loại:

  • Theo nội dung phỏng vấn: phỏng vấn tiêu chuẩn ; phỏng vấn không tiêu chuẩn ; phỏng vấn bán tiêu chuẩn ; phỏng vấn sâu hỏi đến tận cùng vấn đề, giải quyết được mâu thuẫn nhưng thiếu tính phổ quát.
  • Theo đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn cá nhân ; phỏng vấn nhóm .
  • Theo cách tiếp cận: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

* Quy trình phỏng vấn:

  • Lập kế hoạch: xác định đối tượng => xây dựng bộ câu hỏi => lên kế hoạch địa điểm thời gian => xây dựng phương pháp thu nhận thông tin.
  • Thực hiện phỏng vấn: Làm quen, giới thiệu mục đích, gây thiện cảm => đặt câu hỏi , đi từ dễ đến khó, theo trật tự hoặc logic => Cho người được phỏng vấn thời gian trả lời, có thể đặt thêm câu hỏi phụ nếu cần.
  • Xử lí kết quả: 1-Nhóm các ý kiến tương đồng hoặc có nhiều điểm tương đồng. 2-Tính tỉ lệ %.
Trên đây là bài viết về Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo