Phân tích ưu và nhược điểm của thuế tài nguyên là vấn đề được nhiều người quan tâm khi kê khai, nộp thuế tài nguyên. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Phân tích ưu và nhược điểm của thuế tài nguyên.
1. Thuế tài nguyên là gì ?
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009, các đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm:
'Điều 2. Đối tượng chịu thuế
- Khoáng sản kim loại.
- Khoáng sản không kim loại.
- Dầu thô.
- Khí thiên nhiên, khí than.
- Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
- Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
- Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
- Yến sào thiên nhiên.
- Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.'
Người nộp thuế tài nguyên gồm các đối tượng sau
- Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
- Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau.
- Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
- Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.
- Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
- Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Phân tích ưu và nhược điểm của thuế tài nguyên
Đánh giá về những ưu điểm của thuế tài nguyên, đây là công cụ hiệu quả để quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, góp phần giám sát, thúc đẩy sử dụng tài nguyên tiết kiệm. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phương pháp thu thuế tài nguyên dựa trên giá trị tài nguyên, là phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ ở các nước đang phát triển. Các chính sách thuế tài nguyên đã tạo nguồn thu góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2010 - 2017 số thu bình quân một năm từ thuế tài nguyên của Việt Nam đạt hơn 33.700 tỷ đồng, chiếm 3,8% tổng thu ngân sách nhà nước và tương đương 0,92% GDP.
Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm thì hạn chế của chính sách thuế về tài nguyên vẫn còn rất nhiều điều đáng bàn. Thực tế cho thấy, Luật Thuế tài nguyên được sửa đổi, bổ sung trong nhiều năm qua, song tới nay vẫn có những nội dung mâu thuẫn với Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật bảo vệ và phát triển rừng, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung bằng các văn bản dưới luật.
Chẳng hạn, Điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên quy định, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ phải bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua. Tuy nhiên quy định này lại mâu thuẫn với các luật có liên quan.
Một bất cập khác liên quan đến sản lượng tính thuế. Theo đó, chính sách hiện nay quy định tính thuế theo sản lượng thực tế khai thác, khai thác được bao nhiêu tính bấy nhiêu. Vì vậy, các doanh nghiệp chỉ khai thác phần tài nguyên lộ thiên, dễ lấy. Từ đây đã làm phát sinh vấn đề là nếu bỏ lại tài nguyên khó khai thác thì lãng phí tài nguyên đất nước.
Về giá tính thuế, theo các chuyên gia, quy định về giá tính thuế tài nguyên hiện hành chưa phản ánh rõ đạo lý của việc đánh thuế tài nguyên và đánh thuế vào tài nguyên nguyên khai; chưa khuyến khích tinh chế hoặc chế biến sâu tài nguyên trước khi tiêu thụ hoặc xuất khẩu tài nguyên. Việc chưa quy định cho trừ chi phí tinh chế tài nguyên cũng không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư cho hoạt động này. Hoặc đối với tài nguyên xuất khẩu, việc không trừ chi phí vận chuyển tài nguyên từ nơi khai thác đến cửa xuất khẩu cũng làm giảm động lực để doanh nghiệp chế biến sâu tài nguyên.
Về thuế suất, hiện nay nhóm tài nguyên không có khả năng tái tạo (như khoáng sản kim loại, một số loại khoáng sản không kim loại) hiện đang có mức trần khung thuế suất thấp hơn nhóm sản phẩm rừng tự nhiên là tài nguyên có khả năng tái tạo. Đây là điều bất hợp lý. Ngoài ra, nước thiên nhiên là loại tài nguyên có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội và đang có xu hướng khan hiếm, nhưng khung thuế suất hiện hành còn quá thấp.
Với cách đánh thuế như của Việt Nam thì lợi nhuận của doanh nghiệp thấp đi và khi đó đương nhiên nhà nước mất thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi chính doanh nghiệp cũng không có đủ tiền để đầu tư trở lại và không có nhiều phúc lợi cho người lao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Phân tích ưu và nhược điểm của thuế tài nguyên chi tiết nhất do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận