Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản [2024]

Vốn chủ sở hữu cho biết được quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là một thành phần quan trọng trong cơ cấu vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hiểu rõ về vốn chủ sở hữu sẽ giúp xây dựng cơ cấu vốn, nguồn lực tối ưu hiệu quả. bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng số tài sản.

1.Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là nguồn vốn được sở hữu bởi chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên liên doanh, cổ đông của công ty. Các thành viên cùng nhau góp vốn, xây dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Những người cùng góp vốn sẽ chia sẻ lợi nhuận hay cùng gánh các khoản lỗ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ cố định và thường xuyên của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung từ nhiều nguồn khác như: Lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch giá trị tài sản, chênh lệch giá cổ phiếu… Trường hợp, công ty ngừng hoạt động, đơn vị phải thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ và lương cho người lao động trước, sau đó mới chia cho thành viên theo tỷ lệ góp vốn.

2.Các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hiện nay

Với từng loại hình doanh nghiệp thì hình thức vốn sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số hình thức vốn chủ sở hữu hiện hành theo mô hình kinh doanh:

  • Doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn hoạt động do nhà nước đầu tư.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty góp.
  • Công ty cổ phần: Nguồn vốn được hình thành từ các cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh tham gia góp vốn thành lập công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Vốn do chủ doanh nghiệp đóng góp. Cá nhân hoặc tổ chức sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Doanh nghiệp liên doanh/xí nghiệp liên doanh: Là sự góp vốn, tiến hành giữa các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước.

Tải Xuống (12)

3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Khi thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần biết cách hạch toán vốn chủ sở hữu. Trong kế toán, vốn chủ sở hữu sẽ có sự khác biệt giữa giá trị tài sản công ty và giá trị các khoản nợ. Công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp – Tổng nợ phải trả.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thành lập với tổng giá trị tài sản doanh nghiệp là 1.5 tỷ nhưng có khoản vay nợ ngân hàng 0.5 tỷ để sản xuất. Do vậy, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp A thực tế là 1 tỷ VNĐ.
Theo công thức xác định vốn chủ sở hữu cho thấy: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể âm nếu tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản hiện có. Hoạt động hạch toán vốn chủ sở hữu rất quan trọng, giúp công ty điều chỉnh lại cơ cấu vốn, từ đó hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Khi hạch toán vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc:

Hạch toán chi tiết vốn chủ sở hữu doanh nghiệp theo từng nguồn hình thành. Theo dõi từng cá nhân hoặc tổ chức tham gia đóng góp vốn.

  • Yêu cầu theo dõi chi tiết vốn góp theo từng đợt, số lần, số vốn thực góp.
  • Chỉ giảm vốn kinh doanh trong các trường hợp: Trả vốn cho ngân hàng nhà nước, điều động vốn cho công ty con khác trong nội bộ, trả lại vốn cho cổ đông/bên liên doanh hoặc giải thể thanh lý.
  • Trường hợp nhận góp vốn bằng ngoại tệ, cần quy đổi ra đơn vị VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
  • Với mô hình công ty cổ phần, giá trị góp vốn của cổ đông sẽ được ghi nhận theo thực tế phát hành cổ phiếu. Giá trị góp vốn sẽ được phản ánh theo 2 chi tiết: vốn đầu tư của chủ sở hữu phản ánh theo mệnh giá cổ phiếu và thặng dư vốn cổ phần phản ánh sự chênh lệch giá cổ phiếu so với giá phát hành lần đầu.

https://accgroup.vn/ty-suat-loi-nhuan-tren-von-chu-so-huu-la-gi/

4. Những yếu tố tác tác động đến Vốn chủ sở hữu

Trường hợp ghi nhận giảm vốn chủ sở hữu:

  • Công ty phải hoàn trả vốn góp cho những người sở hữu vốn.
  • Giá của cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá.
  • Công ty ngừng hoạt động kinh doanh hoặc giải thể.
  • Phải bù lỗ vào ​​các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của các cấp thẩm quyền.
  • Khi công ty cổ phần loại bỏ cổ phiếu quỹ.

Vốn chủ sở hữu được ghi nhận tăng trong các trường hợp sau:

  • Chủ sở hữu đưa thêm vốn vào công ty.
  • Vốn bổ sung từ lợi nhuận của công ty hoặc từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu công ty.
  • Giá cổ phiếu đã phát hành cao hơn mệnh giá.
  • Giá trị của một khoản trợ cấp, quà tặng trừ đi thuế phải nộp là một số dương và được cấp thẩm quyền cho phép tăng vốn.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:

  • Zalo: 0846967979
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo