Công dân có các quyền cơ bản mà không gì có thể xâm phạm đến chúng. Đó chính là dân quyền một trong những vấn đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm đến. Hiến pháp năm 2013 là cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ, về tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước, về bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và về kĩ thuật lập hiến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp có gì hạn chế?
1. Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp
Vào ngày 17/6/1789, các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo Hiếp pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Nhà vua và quý tộc Pháp đã dùng quân đội để uy hiếp Quốc hội, Quần chúng lao động và những người cách mạng tự vũ trang chống lại nhà vua.
Ngày 14 tháng 7, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháp đài- nhà tù Ba- xti, đây chính là thắng lợi mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp và nhanh chóng lan rộng khắp toàn nước Pháp.
Đến tháng 8 năm 1789, Quốc hội Pháp thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
2. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp có gì hạn chế?
Tuy có những tiến bộ vượt bậc, nhưng bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền bộc lộ tính chất tư sản và sự hạn chế của nó, khi qui định:
“Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt” (Điều 17).
Như thế là Tuyên ngôn đã phủ nhận quyền bình đẳng xã hội thực sự giữa người và người, hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người có của đối với người không có tài sản. Từ quy định này, nhận thấy bản tuyên ngôn bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của tư bản chủ nghĩa, mà không bảo vệ các tầng lớp khác trong xã hội.
3. Nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.
- Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài sản, an ninh và chống lại sự áp bức.
- Các nguyên tắc chủ quyền có nguồn gốc từ Quốc gia. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào có thể thực hiện quyền mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
- Tự do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác. Như thế, việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luật pháp.
- Luật chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho xã hội. Bất cứ hành vi nào không bị pháp luật cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không ai bị bắt buộc phải làm điều mà pháp luật không yêu cầu.
- Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân đều có quyền đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp. Luật pháp phải giống nhau với mọi đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt. Tất cả các công dân, bình đẳng trước con mắt của luật pháp, phải có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào tất cả các văn phòng quan trọng, các vị trí và chức vụ công, theo khả năng của họ và không có gì phân biệt ngoại trừ phẩm chất và tài năng.
- Không ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay giam cầm ngoại trừ trường hợp được quyết định bởi pháp luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Những người theo đuổi, phát tán, thực thi hoặc gây áp lực thực thi các mệnh lệnh tùy tiện phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ công dân nào được gọi, bị bắt giữ theo quy đinh pháp luật, phải tuân thủ ngay tức khắc; anh / chị ta sẽ bị coi là có tội nếu chống lại.
- Luật pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không thể tranh cãi; và không ai bị trừng phạt nếu không có một điều luật đã được thành lập và công bố trước khi người đó phạm tội, và có thể áp dụng hợp pháp.
- Bởi vì mọi con người đều được coi là vô tội cho tới khi anh / chị ta bị tuyên bố có tội, nên khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ lực quá mức tốit thiểu cần thiết để bắt và giam giữ người đó sẽ bị xử lý thích đáng.
- Không ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm tôn giáo, miễn là việc trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa bình được thiết lập bởi luật pháp.
- Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công cảnh sát, quân đội v.v... Những lực lượng này, do đó, được thành lập để phục vụ mục đích chung, và không phải để sử dụng riêng cho mục đích của những người mà công chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực lượng.
- Để duy trì các lực lượng công, và để chi trả chi phí quản lý, một hệ thống thuế chung là điều cần thiết. Thuế phải được chia sẻ một cách tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ tương ứng với khả năng của họ.
- Mọi công dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra tính cần thiết của thuế công. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế được sử dụng như thế nào, và quyết định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà mức thuế có hiệu lực.
- Xã hội có quyền yêu cầu công chức giải thích rõ công việc quản lý và giám sát của mình.
- Bất kỳ xã hội nào mà các quyền của con người và của công dân này không được đảm bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp.
- Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt
Trên đây là nội dung Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp có gì hạn chế? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận