I. Tuổi nghỉ hưu của người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/01/2021 đã điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu và ngày18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/ 2020/ NĐ- CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo các quy định nêu trên có nội dung quy định về tuổi nghỉ hưu thay đổi kể từ ngày01/01/2021 như sau
- a) Tuổi nghỉ hưu của người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.
- b) Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu nếu có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp dưới đây
- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm( NNĐHNH) hoặc đặc biệt NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành;
- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn( bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày01/01/2021);
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61 trở lên;
- Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NNĐHNH và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn( bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày01/01/2021) từ đủ 15 năm trở lên.
- c) Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, nếu có đủ một trong các điều kiện sau
- Trong 20 năm đóng BHXH có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Có đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 trở lên.
- d) Người lao động có 20 năm đóng BHXH mà bị nhiễm HIV/ AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61 trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì không quy định giới hạn về tuổi.
Về các câu hỏi cụ thể của Bạn đọc
- Trường hợp Ông/ Bà đến tính đến năm 2026 nếu có 20 năm đóng BHXH, mới chỉ 44 tuổi và không thể hiện có các điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thì chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.
- Do Ông/ Bà chưa cung cấp đủ thông tin về việc Ông/ Bà đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động quyết định nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời cụ thể về cách tính mức lương hưu Ông/ Bà được hưởng khi về hưu. Khi Ông/ Bà đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào diễn biến quá trình tham gia BHXH của Ông/ Bà với các mức tiền lương cụ thể để tính lương hưu đối với Ông/ Bà.
- Khi Ông/ Bà có đủ 20 năm đóng BHXH thì Ông/ Bà có thể bảo lưu thời gian công tác đã tham gia BHXH đến khi đủ tuổi để được giải quyết hưởng chế độ hưu trí hoặc Ông/ Bà có thể tiếp tục tham gia BHXH đến khi đủ tuổi để được hưởng quyền lợi về tiền lương hưu cao hơn do có thời gian đóng BHXH nhiều hơn.
- Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ hưu năm 2021 thì tuổi nghỉ hưu của lao động nữ làm việc trong điều kiện lao động bình thường là 55 tuổi 4 tháng.
BHXH Việt Nam thông tin để Ông/ Bà nắm được và liên hệ cơ quan BHXH nơi cư trú để được giải đáp cụ thể hơn các nội dung Ông/ Bà quan tâm.
II. Quy định tuổi nghỉ hưu hay số năm đóng BHXH tối thiểu?
Trong Dự thảo BHXH sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội( LĐ- TB- XH) đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn( 45- 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu
Liên quan đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết phân tích những bất cập của Luật BHXH, tập trung vào các vấn đề tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu.
Nhiều bạn đọc cho rằng nên trưng cầu ý kiến của người lao động về tuổi hưu. 30 năm đóng BHXH mặc định hưởng lương hưu không cần điều kiện gì. Tuổi thọ Việt Nam và điều kiện sống tại Việt Nam không thể so sánh với nước khác. Bạn đọc Đỗ Văn Bích gay gắt" Trong thời gían qua, vấn đề nóng nhất mà đại đa số người lao động trong khối doanh nghiệp thiết tha kiến nghị là cần có chính sách linh hoạt về tuổi nghỉ hưu" để đảm bảo an sinh cho những lao động yếu thế khi đã lớn tuổi bị mất việc mà không có cơ hội tìm được viẹc làm mới. Tuy nhiên trong dự thảo sửa đổi luật BHXH lần này chưa đề cập đến các vấn đề này. Theo luật Doanh nghiệp( DN) thì việc tuyển dụng, sa thải người lao động là xuất phát từ nhu cầu của DN và hoàn toàn do chủ DN quyết định chứ không thể có bất kỳ cơ quan quản lý nào có quyền buộc DN phải sử dụng những lao động mà họ không còn nhu cầu, do vậy khả năng sa thải lao động lớn tuổi càng cao và ngược lại nhu cầu tuyển dụng lao động ngoài 50 tuổi gần như không có. Như vậy chính sách BHXH giải quyết vấn đề an sinh cho đối tượng lao động yếu thế bị mất việc làm kéo dài suốt 5- 10 năm này như thế nào? Đề nghị tổ chức Công đoàn cần tổng hợp và đề đạt những kiến nghị sống còn đối với nhóm lao động lớn tuổi bị mất việc và thất nghiêp dài hạn về vấn đề lên cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo an sinh cho nhóm đối tượng này.
Nội dung bài viết:
Bình luận