Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự là gì?

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của những quy luật khách quan của xã hội, xuyên suốt nội dung, hình thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, hành vi pháp luật, ý thức pháp luật.

Vi Pham Ky Luat La Gi
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự là gì?

1. Tuân thủ pháp luật là gì?

Trong mối quan hệ với Nhà nước, xã hội mọi người dân đều phải thực thi pháp luật. Các quy phạm pháp luật muốn áp dụng vào cuộc sống thực tế phải cần đến hoạt động thực hiện pháp luật. Việc thực thi pháp luật được hiểu là các hoạt động làm cho những quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân thực hiện.

Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ của các quy định pháp luật. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi có tính chủ động nhưng cũng có thể là hành vi có tính thụ động.

Thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức:

  • Tuân thủ pháp luật
  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Áp dụng pháp luật.

Vậy có thể hiểu, tuân thủ pháp luật là 01 trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, được hiểu là việc một chủ thể kiềm chế bản thân, không cho mình thực hiện những điều pháp luật cấm.

Ví dụ: không vi phạm các quy định về an toàn giao thông, không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không lừa đảo…

Ba hình thức khác trong thực hiện pháp luật được hiểu như sau:

  • Thi hành pháp luật: là thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể thực hiện một thao tác nhất định để thực thi pháp luật được.

Ví dụ như thanh niên đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự; cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập…

  • Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể trong việc sử dụng hay không sử dụng, hưởng quyền mà luật dành cho mình.

Ví dụ: công dân có quyền đi lại trong nước, xuất cảnh ra nước ngoài theo quy định.

Nếu như tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thì sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép.

  • Áp dụng pháp luật là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của mình.

2. Đặc điểm của tuân thủ pháp luật

Về bản chất thì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

Có nghĩa chủ thể nhận thức được hành vi của bản thân, nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Việc tuân thủ pháp luật được pháp luật quy định là như nhau với mọi chủ thể. Có nghĩa, tất cả công dân trong mối quan hệ với Nhà nước xã hội hay trong quan hệ cộng đồng đều phải tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật không là vấn đề của riêng cá nhân nào và cũng không loại trừ chủ thể nào.

Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường dưới dạng là quy phạm cấm đoán, buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Và pháp luật quy định cấm làm điều gì đó thì chủ thể không thực hiện hành vi này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm nào đó.

Tuân thủ pháp luật buộc mọi chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật.

3. Cơ sở pháp lý về nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

Căn cứ Điều 3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định như sau:

“Điều 3. Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.”

4. Quy định của BLTTDS 2015 về tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội, của những người chức vụ, quyền hạn và của công dân. Đây là nguyên tắc hiến định được hiểu là việc thường xuyên nhất quán tuân thủ và chấp hành các quy định hiến pháp, của đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, của những người có chức vụ quyền hạn, của mọi công dân.

Trong pháp luật, nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự được cụ thể hóa trong việc xác lập trật tự tiến hành giải quyết vụ việc dân sự. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động TTDS phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định của pháp luật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng là tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng dân sự. Hay nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng dân sự phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh theo các quy định của pháp luật, không có sự xáo trộn, đảo ngược các quy trình trong một vụ việc dân sự mà BLTTDS đã quy định ra.

Ví dụ: trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thông thường sẽ bao gồm 5 bước cơ bản như sau: Bước 1. Nộp đơn khởi kiện; Bước 2. Xem xét và thụ lý đơn khởi kiện; Bước 3. Chuẩn bị và xét xử sơ thẩm; Bước 4. Kháng cáo và xét xử phúc thẩm; Bước 5. Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực thì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phải tuân thủ giải quyết theo trình tự thủ tục như trên, không được đảo lộn quy trình giải quyết mà BLTTDS 2015 đã quy định.

Ngoài ra, ở khía cạnh áp dụng pháp luật, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự: Tòa án, Viện kiểm sát, những người tiến hành tố tụng dân sự bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Và những người tham gia tố tụng dân sự phải tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của BLTTDS trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó.

Như vậy, BLTTDS 2015 đã bỏ “Điều 3” Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự của BLTTDS 2014 và thay bằng “Tuân thủ pháp luật trong TTDS” Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân” nhấn mạnh hơn trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của công dân, con người trong thời đại mới.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1193 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo