Tư vấn cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (vsattp) theo quy định của pháp luật hiện hành - Cập nhật 2024

Căn cứ vào khoản 1, Điều 2, Luật ATTP 2010, an toàn thực phẩm là một khái niệm luật định, theo đó, được hiểu là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Như vậy, các cơ sở có liên quan đến thực phẩm cần phải thông qua bước xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt chuẩn vsattp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền như một tiêu chí để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phép hoạt động trên thực tế. 

Tư vấn vsattp
Tư vấn vsattp

1. Cần chuẩn bị những gì đối với các cơ sở thực hiện xin giấy phép vsattp

Đối với những cá nhân, tổ chức khi mới tiến hành xin cấp giấy chứng nhận vsattp thì họ rất mơ hồ và không biết việc thực hiện xin được bắt đầu từ đâu. Do đó với những câu hỏi dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người những bước cần có để xin giấy phép an toàn thực phẩm trên thực tế hiện nay.

1.1 Cơ sở kinh doanh, sản xuất có phải thuộc diện cấp giấy chứng nhận VSATTP không?

Hiện nay, việc xin cấp giấy chứng nhận sẽ bắt buộc với những cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Hiểu một cách khái quát thì có thể đó là  cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Tuy nhiên, có một vài cơ sở sẽ không cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp, và đây được xem là ngoại lệ, tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng với ngành nghề mình kinh doanh, bao gồm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

1.2 Nếu thuộc diện phải cấp vsattp thì cần có những điều kiện gì để được cấp?

Xét về điều kiện được cấp giấy chứng nhận thì tùy thuộc vào từng ngành nghề mà chủ thể kinh doanh đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Về cơ bản, những điều kiện chung đối với bảo đảm an toàn thực phẩm gồm:

  1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
  3.  Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  4. Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
  5.  Quy định về bảo quản thực phẩm.

Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm qua phản chiếu, phụ gia và dụng cụ thực phẩm cũng cần đáp ứng những quy định riêng tương ứng trong Luật An toàn thực phẩm 2010

1.3 Khi đã đủ điều kiện xin giấy vsattp thì tiến hành như thế nào?

Khi đã đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận vsattp với những cơ sở bắt buộc thì phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ. Sau đó sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vsattp để xét duyệt hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp giấy phép con trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

2. Tư vấn thủ tục xin giấy chứng nhận VSATTP

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vsattp gồm 2 bước cơ bản, đó là tiến hành chuẩn bị hồ sơ bản cứng về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các bước nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vsattp

2.1 Tư vấn hồ sơ để xin giấy chứng nhận vsattp

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo Mẫu 04 - Thông tư 47/2014/TT-BYT)

- Bản sao GCN đăng ký kinh doanh (có ghi đăng kí ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến cấp giấy ATVSTP)

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Đối với trường hợp kinh doanh đồ ăn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đảm bảo các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe

- Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

- Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

2.2 Quy trình tư vấn vsattp của ACC

Để ra được giấy chứng nhận vsattp, các cơ sở kinh doanh, sản xuất cần phải tiến hành các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi đặt trụ sở kinh doanh
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cử đoàn kiểm tra tiến hành thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Thời hạn giải quyết hồ sơ ít nhất là 15 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tùy tình hình thực tế mà việc giải quyết hồ sơ có thể bị dao động một vài ngày.

3. Xử phạt đối với hành vi không xin giấy chứng nhận VSATTP

Với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vsattp thì sẽ bị phạt tiền và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo NĐ 115/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh chế tài hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại do những gì mà mình gây ra.

4. Dịch vụ xin giấy chứng nhận vsattp của ACC

       Hiện nay, ACC thực hiện thủ tục tiến hành xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện trên toàn quốc và cam kết ra giấy trong thời gian ACC với khách hàng thỏa thuận. Với chi phí hợp lý, tư vấn nhiệt tình và đội ngũ luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm, ACC sẽ là nơi cung cấp dịch vụ pháp lý mà bạn có thể tin tưởng và đồng hành.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (696 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo