Hoạt động tư vấn quản lý là gì?

tư vấn quản lý
tư vấn quản lý

1. Hoạt động tư vấn quản lý là gì?

Hoạt động tư vấn quản lý là là một ngành nghề hoạt động tại Việt Nam được quy định với mã ngành là 702-7020- 70200 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Hoạt động tư vấn quản lý hoạt động cung cấp, hỗ trợ tư vấn, định hướng, đưa ra mục tiêu,… cho các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức đó. 

2. Quy định về ngành nghề tư vấn quản lý:

Theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

– Cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý như:

+ Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động;

+ Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch;

+ Tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát. 

– Cung cấp hoạt động tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:

+ Quan hệ và thông tin cộng đồng;

+ Hoạt động vận động hành lang;

+ Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;

+ Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…

Hoạt động tư vấn quản lý cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp và cộng đồng nhưng loại trừ các hoạt động sau:

– Hoạt động lập trình máy vi tính: Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010;

– Hoạt đọng pháp luật: Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910;

– Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế: Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200;

– Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100;

– Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200;

– Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100;

– Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600.

3. Điều kiện để trở thành chuyên gia tư vấn quản lý:

Chuyên gia tư vấn quản lý là người làm trong ngành Hoạt động tư vấn quản lý theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, để trở thành một chuyên gia tư vấn quản lý thì người đó phải đảm bảo tiêu chuẩn S.W.A.N (viết tắt của Smart- Work hard- Ambitious- Nice). Hay có thể nói ngược lại S.W.A.N là tiêu chuẩn của một nhà tư vấn quản trị.

– S- Smart: Để trở thành một chuyên gia tư vấn quản lý hoạt động trong ngành tư vấn quản lý thì người đó phải trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng về công việc quản lý. Nếu không có kiến thức sâu rộng về công việc quản lý thì không thể nào thành công được trong công việc tư vấn quản lý cho khách hàng. Những câu hỏi mà khách hàng đặt ra khá đa dạng và rộng nên nếu chuyên gia tư vấn quản lý không có kiến thức sâu rộng và đa dạng thì khó có thể hoàn thành công việc mình đàn thực hiện. Smart chứng tỏ chuyên gia tư vấn quản lý là một người thông minh, nhanh nhạy và có thể đưa ra tư vấn về quản lý doanh nghiệp, quản lý cộng đồng như một người đứng đầu, một nhà lãnh đạo;

– W- Work hard: Làm việc chăm chỉ là một yếu tố cần thiết trong mọi công việc mà không riêng gì công việc tư vấn quản lý. Một chuyên gia tư vấn quản lý thường phải “ôm việc” vì khối lượng công việc lớn, thậm chí thường xuyên phải “OT”- làm việc ngoài giờ. Bên cạnh đó, chuyên gia tư vấn quản lý sẽ phải di chuyển rất nhiều để gặp gỡ khách hàng và thực hiện các công việc như phân tích, báo cáo tình hình hoạt động,… Do khối lượng công việc nhiều và thường xuyên phải đi lại nên nhiều người đã bỏ cuộc. Do đó, phải có sự chăm chỉ và nỗ lực thì mới trở thành một chuyển viên tư vấn quản lý;

– A- Ambitious: Để trở thành một chuyên viên tư vấn quản lý- làm việc trong ngành nghề tư vấn quản lý thì người đó phải có sự hoài bão và khát vọng, nỗ lực chinh phục những khó khăn. Làm một chuyên gia tư vấn quản lý phải tư vấn quản lý cho nhiều lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp khác nhau nên phải có hoài bão, khát khao mới có thể làm được;

– N- Nice: Đây là một yếu tố then chốt của một người làm ngành dịch vụ- ở đây là dịch vụ tư vấn quản lý. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý có những đặc điểm, tính cách khác nhau. Có những khách hàng thiện chí, tiếp thu những ý kiến tư vấn của cuyên gia tư vấn quản lý. Đôi khi có những khách hàng khó tính, thích tranh cãi vô lý nên chuyên gia tư vấn quản lý phải có một thái độ “nice- tốt” với khách hàng. Làm nghề tư vấn nói chung và tư vấn quản lý nói riêng thì chuyên viên tư vấn không thể đơn phương độc mã mà phải làm việc với đồng đội của mình, vì vậy tinh thần hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ và giúp nhau phát triển là cực kỳ quan trọng. Luộn thể hiện thái độ lắng nghe khách hàng, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và chia sẻ những kiến thức hiểu biết mà mình cho là phù hợp với hoạt động quản lý của công ty khách hàng.

Trên đó là 04 yếu tố cần có của một chuyên viên tư vấn quản lý nói riêng và ngành dịch vụ tư vấn nói chung. Nếu không đáp ứng được đầy đủ 04 yếu tố thì việc tư vấn quản lý sẽ trở nên khó thành công và không thể thu hút khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (912 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo