Tử hình ở Việt Nam như thế nào? Các thủ tục sau khi tử tù chết

Hình phạt tử hình bằng  súng vô cùng ám ảnh ngày nay đã được thay thế bằng  tiêm thuốc độc,  nhân đạo  hơn  nhiều so với hình thức truyền thống cũ. Với hình thức này, người bị kết án tử hình sẽ được tiêm thuốc độc vào cơ thể để tiêu diệt toàn bộ cơ quan, giác quan, não, tim và cuối cùng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu người bị kết án tử hình là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên hoặc  người bị kết án tử hình về tội tham ô thì người đó nhận hối lộ. ít nhất 3/4 số tài sản tham ô, nhận hối lộ, tích cực hợp tác  với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc nếu lập công lớn  thay vì bị xử tử hình thì chỉ bị phạt tù chung thân. . Hình phạt tử hình bằng  tiêm thuốc độc là một hình thức trừng phạt đáp ứng tính nhân  đạo, làm giảm bớt nỗi đau khổ của người bị kết án tử hình cũng như người thân  của họ.  

 Vậy quy trình thi hành án bằng  tiêm thuốc độc như thế nào? Nếu tử tù uống xong mà  vẫn chưa chết thì  sẽ được tiêm thêm một mũi nữa hay được thả ra? 

 

 1. Quy trình thi hành án tử hình bằng  tiêm thuốc độc 

 Trước hết  cần  hiểu ngắn gọn quá trình thi hành án tử hình bằng  tiêm thuốc độc diễn ra như thế nào? Loại ma túy nào sẽ được tiêm  vào cơ thể người bị kết án? Khả năng tử vong có cao  không? Theo quy định của Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuộc độc quy định rõ: Trước khi tiến hành thi hành án hình sự đối với hình phạt tử hình bằng thuốc độc thì Hội đồng thi hành án tử hình sẽ phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình. Trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình như đã được phân tích qua ở trên (có thai, đủ 75 tuổi trở lên, có công lớn...) 

 

 

 Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án sẽ được ăn uống, viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng gửi lại người thân, thân nhân của mình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết 

 

 Quy trình thực hiện thi hành án tử hình sẽ được thực hiện theo các trình tự quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Thuốc trước khi sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong, lập biên bản theo quy định. Khi tiến hành tử hình theo cách này thì trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ sẽ bao gồm: 

 

 Giường nằm có đai dùng để cố định người bị thi hành án 

 

 Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển 

 

 Máy kiểm tra nhịp đập của tim 

 

 Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án 

 

 Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án 

 

 Còn quy trình thực hiện việc tiêm thuốc diễn ra bởi cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau đây: 

 

 - Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng) 

 

 - Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch 

 

 - Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình sau: 

 

 Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra nếu người bị thi hành án tử hình chưa bị mất tri giác thì tiếp tục tiêm cho đến khi họ mất tri giác 

 

 Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động 

 Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim 

 

 - Sau đó kiểm tra hoạt đông tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng 

 

 - Mỗi lần tiêm thuốc sau 10 phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải thực hiện báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, lần thứ ba. 

 

 Việc thực hiện các bước trên có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận rằng người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình 

 

 Cuối cùng Hội đồng thi hành án tử hình sẽ lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án tử hình đã chết.  

2. Nếu tử tù ba mũi tiêm không chết thì có được thả không? 

Liều  tiêm  tương đối lớn và mạnh,  thuốc tiêm vào cơ thể  tử tù cũng là một dạng thuốc tác động trực tiếp đến các cơ quan quan trọng của con người. Do đó, rất có thể nó sẽ thành công ngay từ lần tiêm đầu tiên. 

Tuy nhiên, liệu có hiếm trường hợp tử tù  tiêm  mũi thứ 3 mà vẫn không chết? Và bây giờ sẽ xử lý thế nào? 

Liệu những người bị kết án tử hình có được trả tự do? Luật Minh Khuê xin trả lời với độc giả là không,  mũi thứ 3 cứ 10 phút, mũi thứ 2 nhưng tử tù vẫn chưa chết nên Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình  ra quyết định đình chỉ thi hành án. thi hành án, nghĩa là  cơ quan thi hành án sẽ tạm đình chỉ việc thi hành án tử hình đối với phạm nhân này và thông báo cho Chánh án Tòa án  xem xét, quyết định theo điểm d khoản 4 Điều 3. 6 Nghị định 43/2020/ND-CP. 

 

 Cần  nhấn mạnh rằng “Tạm dừng” ở đây có nghĩa là việc thi hành án sẽ được tạm dừng và  tiếp tục như đã chỉ định vào  thời điểm khác. Đây không phải là sự chấm dứt hoàn toàn hay thả tù nhân tử hình. 

 

tử hình ở việt nam như thế nào

tử hình ở việt nam như thế nào

 

  3. Các thủ tục cần xử lý sau khi tử tù chết 

 Khi đã kiểm tra xét thấy tử tù đã tử vong, Hội đồng thi hành án tử hình sẽ lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án 

 

 Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án 

 

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết. 

 

 Đối với trường hợp đặc biệt là thân nhân muốn xin lại thi thể của người tử tù thì được tiến hành như sau: 

 

 Nếu thân nhân người bị thi hành án hình sự có nhu cầu, mong muốn được đem thi thể, hài cốt, tro cốt của người bị thi hành án hình sự về mai táng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nahanj được quyết định thi hành án tử hình của Chán án Tòa án, thân nhân phải nộp hồ sơ gồm đơn xin nhận tử thi theo các mẫu số 1, 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TTLT đến Chánh án tòa xem xét.  

 

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình thì Chán án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho tử thi về mai táng thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. 

 

 Trước khi thi hành án tử hình 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu biết để giải quyết việc cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức việc mai táng người đã bị thi hành án tử hình 

 

 Trường hợp Chánh án Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải chấp nhận cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình, nhưng trong quá trình tiến hành triển khai thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình xét thấy việc cho nhận tử thi không đảm bảo an ninh, trật tự thì quyết định không cho nhận và thông báo bằng văn bản cho thân nhân của người đã bị thi hành án tử hình, đồng thời giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức mai táng và báo cáo lại Chánh án Tòa án đã ra quyết định. 

 

 Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện. Việc giao, nhận tử thi phải được thành lập bằng văn bản, có chữ ký của bên giao và bên nhận. Hết thời hạn này, mà người có đơn đề nghin không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm mai táng 

 

 Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị thi hành án tử hình muốn nhận lại tro cốt của người bị thi hành án và tự chịu chi phí hỏa táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hỏa táng 

 

 Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc mai táng người bị thi hành án tử hình thì sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình được làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch ra Tiếng Việt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiễm xem xét, giải quyết. 

 

 Như vậy, thân nhân của người bị thi hành án hình sự hoàn toàn có quyền nhận tro cốt, thi thể của người bị thi hành án hình sự bằng hình thức tiêm thuốc độc nếu như đủ điều kiện và làm đúng trình tự hồ sơ trong thời hạn như đã phân tích ở trên. 

 

 

 

 4. Chi phí cho một lần tiêm thuốc độc tử hình là bao nhiêu? 

 Chi phí để tiến hành việc thi hành án tử hình dưới hình thức tiêm thuốc độc đầy nhân đạo này là khá đắt đỏ, tốn kém. Theo giới thông tin báo chí đưa tin, các cán bộ có trách nhiệm trong việc tiến hành thi hành án tử hình từng chia sẻ việc tiêm thuốc độc cho một người tử tù có chi phí rơi vào khoảng 200 đến 300 triệu một người. Kinh phí này sẽ bao gồm kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình và đảm bảo cho thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan thi hành án hình sự quân khi và tương đương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 

 

 

 Bên cạnh đó công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình như sau: 

 

 Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, quân đội nhân dân 

 

 Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giao, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người 

 

 Người tham gia bảo đảm đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người 

 

 Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bên cạnh đó sẽ chi trả chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình bao gồm: 01 quan tài bằng gỗ, 01 bộ quần áo, 04 mét vải liệm. hương, nến, rượu, cồn để tẩy rửa thi thể và các chi phí tang lễ khác. Trong trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án tử hình  nhận thi hài và tro cốt về chôn cất thì họ phải tự chịu chi phí và đồng ý chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.




Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo