Từ đơn là gì?

Trong cấu tạo của Tiếng Việt có rất nhiều loại từ khác nhau. Trong bài viết này, ACC sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu rõ hơn về từ đơn là gì?

bai-van-nghi-luan-ve-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-hay-nhat-403195
Từ đơn là gì?

1. Từ đơn

Hiểu một cách đơn giản, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

Ví dụ: Các từ "nhà", "xe", "cây","mắt","bàn","ghế","núi","rừng",... chính là từ đơn. Vì các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành và các âm tiết này đều có nghĩa khi đứng độc lập.

2. Tác dụng của từ đơn trong câu

Trong Tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của Tiếng Việt. Với từ đơn, ta có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh,...chỉ bằng một âm tiết duy nhất mà vẫn đảm bảo người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ.

Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn như từ ghép, từ láy, cụm từ,...Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, ta có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những ngữ dài hơn và phức tạp hơn như "mưa bão", "bàn ghế", "yêu thương", "nhà cửa", "núi rừng",...

3. Các loại từ đơn trong Tiếng Việt

Trong Tiếng Việt, từ đơn được chia làm 2 loại : từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

Từ đơn đơn âm tiết là những từ chỉ do một tiếng hay một âm tiết có nghĩa tạo thành. Đây là loại từ đơn giản nhất, từ cấu tạo cho đến nghĩa của từ. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những từ đơn đơn âm tiết như "ngày", "tháng","nhớ",'yêu","đi","ăn","ngồi","học","chơi"...

Đối lập với từ đơn đơn âm tiết, từ đơn đa âm tiết là từ do hai âm tiết cấu tạo thành. Một số từ ngữ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thể có thêm dấu - để ngăn cách giữa các âm tiết. Ví dụ : ti-vi, cafe,...

Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn được cấu tạo bởi 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau. Ví dụ như :bồ kết, chôm chôm....Tuy nhiên, trong phạm vi Tiểu học, các từ đơn đa âm tiết sẽ không được giảng dạy, nên những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ tạm thời được xếp vào từ ghép hoặc từ láy.

4. Cấu tạo của từ đơn?

Từ định nghĩa từ đơn là gì, ta thấy được rằng, bộ phận cấu tạo nên từ đơn là một tiếng có nghĩa. Trong đó, tiếng là đơn vị dùng để cấu tạo từ bao gồm: Âm, vần và thanh.

– Âm: Trong tiếng việt có 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x. Bên cạnh đó, có 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

– Vần: Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

+ Âm đệm:

* Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o. Âm đệm được ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e; ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

*Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

(i) Sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)

(ii) Sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)

(iii) Sau r: roàn roạt.(1 từ)

(iv) Sau g: goá (1 từ)

+ Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

* Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

* Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

(i) iê:

Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)

Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,…)

Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,…)

Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)

(ii) uơ:

Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,…)

Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: ưa,…)

(iii) uô:

Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,…)

Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,…)

– Âm cuối:

+ Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

+ 2 bán âm cuối vần : i, y

– Thanh: Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

Ví dụ: Tiếng “Nhà” được cấu tạo bởi phụ âm “nh”, vần “a” và thanh huyền.

5. Phân biệt từ đơn và từ phức

Đối với từ trong tiếng Việt, căn cứ theo cấu tạo và theo số lượng tiếng trong một từ, người ta sẽ chia ra thành 2 loại là từ đơn và từ phức. Trong đó:

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng và từ phức là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên.

Để phân biệt hai loại từ này, các bạn học sinh hãy cùng thực hành một ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ: Nhận biết các từ sau là từ đơn hay từ phức: tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, những, vẫn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc.

Theo định nghĩa, từ đơn gồm 1 tiếng, từ phức gồm 2 tiếng trở lên. Ta nhận biết được từ đơn và từ phức như sau:

Từ đơn Từ phức
Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một, những, vẫn  Ăn uống, ăn năn, xinh xắn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1 Từ đơn là gì?

Hiểu một cách đơn giản, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

6.2 Phân loại từ đơn?

Trong Tiếng Việt, từ đơn được chia làm 2 loại : từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

6.3 Cấu tạo của từ đơn?

Từ định nghĩa từ đơn là gì, ta thấy được rằng, bộ phận cấu tạo nên từ đơn là một tiếng có nghĩa. Trong đó, tiếng là đơn vị dùng để cấu tạo từ bao gồm: Âm, vần và thanh.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo